Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là gì?
Căn cứ quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì có thể hiểu khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự (hay còn gọi là khám nghĩa vụ quân sự) là việc thực hiện khám, phân loại, kết luận sức khỏe đối với công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự đã qua sơ tuyển sức khỏe và công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự, do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện thực hiện.
Trong đó, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện kiểm tra, phân loại, kết luận sức khỏe đối với quân nhân dự bị.
Bạn đang xem: Xử phạt khi không đi khám nghĩa vụ quân sự
Nội dung kiểm tra sức khỏe bao gồm:
– Kiểm tra về thể lực;
– Lấy mạch, huyết áp;
– Khám phát hiện các bệnh lý về nội khoa, ngoại khoa và chuyên khoa;
– Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình.
Xem thêm : Thuật ngữ ad, sp, combat, rank, afk, tank, cc, gank, ks nghĩa là gì?
Công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 không có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ), nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn khác về tuổi đời, tư tưởng chính trị và có trình độ văn hóa phù hợp thì đủ điều kiện để được gọi nhập ngũ theo quy định.
Xử phạt khi không đi khám nghĩa vụ quân sự (Hình từ internet)
Lệnh gọi khám sức khỏe phải giao cho công dân trước bao nhiêu ngày?
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi nhập ngũ; Trưởng Công an cấp huyện ra lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Lệnh gọi khám sức khỏe phải được giao cho công dân trước thời điểm khám sức khỏe 15 ngày.
Không đi khám nghĩa vụ quân sự bị xử phạt ra sao?
Khi nhận được lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, công dân có nghĩa vụ có mặt đúng thời gian, địa điểm khám sức khỏe ghi trong giấy gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Nếu không có mặt để khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, công dân có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP nếu không có lý do chính đáng.
Trong đó, “Lý do chính đáng” là một trong các trường hợp sau:
Xem thêm : Mẹ không nên bỏ qua: sau sinh bao lâu được uống trà sữa?
– Người phải thực hiện việc kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; chấp hành lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu (sau đây viết gọn là người thực hiện nghĩa vụ quân sự) nhưng bị ốm đau, tai nạn hoặc trên đường đi bị ốm đau, tai nạn phải điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
– Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự, gồm: Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ hoặc cha chồng, mẹ chồng; cha nuôi, mẹ nuôi; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm đau, tai nạn nặng đang điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
– Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định tại điểm b khoản này chết nhưng chưa tổ chức tang lễ hoặc tang lễ chưa kết thúc.
– Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định tại điểm b khoản này nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.
– Người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu; hoặc có nhận được lệnh, nhưng trong lệnh không ghi rõ thời gian, địa điểm do lỗi của người hoặc cơ quan có trách nhiệm, hoặc do người khác có hành vi cản trở.
Trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự với hình phạt có thể lên đến 05 năm tù.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp