Xe chữa cháy của Công an tỉnh trên đường đến hiện trường vụ cháy
Theo Điều 22, Luật Giao thông đường bộ năm 2008, những xe sau đây được quy định là xe ưu tiên theo thứ tự: xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu; xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật; đoàn xe tang.
Bạn đang xem: Không nhường đường cho xe ưu tiên bị xử lý như thế nào?
Các xe nêu trên (trừ đoàn xe tang) khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường, không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.
Xe quân sự đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, gồm các xe quân sự đi làm nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn, chỉ huy tác chiến, thông tin làm nhiệm vụ hỏa tốc, chỉ huy đoàn hành quân, xe làm nhiệm vụ kiểm soát quân sự, kiểm tra xe quân sự, bảo vệ đoàn; xe thực hiện nhiệm vụ bắt, khám xét hoặc thực hiện các hoạt động điều tra, dẫn giải tội phạm, tham gia phòng, chống khủng bố.
Tín hiệu của xe quân sự đi làm nhiệm vụ khẩn cấp là xe ô tô, xe mô tô có đèn quay hoặc đèn chớp phát sáng màu đỏ gắn trên nóc xe (đối với xe ô tô) và ở càng xe (đối với xe mô tô) hoặc phía sau xe mô tô, cờ hiệu quân sự cắm ở đầu xe phía bên trái người lái xe ô tô và đầu xe mô tô; có còi tín hiệu ưu tiên.
Xem thêm : Làm Căn Cước Công Dân Mặc Áo Gì? Quy định 2024
Xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp gồm: xe đi thực hiện nhiệm vụ bắt, khám xét hoặc tiến hành các hoạt động điều tra, dẫn giải người phạm tội, chống biểu tình, bạo loạn, giải tán đám đông gây rối trật tự công cộng, xe làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát giao thông, chỉ huy tác chiến chống khủng bố, thông tin làm nhiệm vụ hỏa tốc, chỉ huy đoàn hành quân.
Tín hiệu của xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp là xe ô tô, xe mô tô có quèn quay hay đèn chớp phát sáng có màu xanh hoặc đỏ gắn trên nóc xe ô tô và gắn trên càng xe ở phía trước hoặc phía sau xe mô tô. Cờ hiệu công an được cắm ở đầu xe phía bên trái người lái ô tô, ở đầu xe mô tô; có còi phát tín hiệu ưu tiên…
Mặc dù đã có quy định rất rõ ràng đối với các loại xe ưu tiên nhưng trên thực tế vẫn không ít trường hợp tham gia giao thông vi phạm quy định nhường đường.
Một số lái xe rất bức xúc trước thực trạng người tham gia giao thông chưa nêu cao ý thức nhường đường cho xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, thậm chí có trường hợp cúp ngang đầu xe chữa cháy, rất nguy hiểm, dễ dẫn đến tai nạn.
Mỗi khi lái xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ, tài xế đều phải tập trung cao độ, vừa phải xử lý những trường hợp không nhường đường nhằm phòng tránh tai nạn, vừa phải tính toán đường đi đến đám cháy nhanh nhất để kịp thời dập tắt đám cháy, cứu tài sản, cứu người bị nạn.
Đối với lực lượng cảnh sát phản ứng nhanh hay còn gọi là lực lượng Cảnh sát 113 thì việc đến hiện trường để ngăn chặn một vụ việc đánh nhau có hung khí, hay khống chế bắt giữ một đối tượng “ngáo đá”, hoặc cấp cứu người bị thương do tai nạn giao thông… là hết sức khẩn cấp, nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng, tài sản của người dân.
Xem thêm : [Tổng quan] Đại từ là gì? Định nghĩa, phân loại, vai trò và bài tập có đáp án
Vì thế, việc nhường đường cho xe Cảnh sát 113 đi làm nhiệm vụ là rất cần thiết. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn nhiều người tham gia giao thông chưa thực hiện tốt việc nhường đường cho xe Cảnh sát 113 đi làm nhiệm vụ.
Việc này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự ở địa phương.
Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt”, hành vi không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ sẽ bị phạt tiền từ 2-3 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1-3 tháng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô (điểm d, khoản 6; điểm b, khoản 12, Điều 5).
Phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại tương tự xe gắn máy (điểm đ, khoản 5; điểm b, khoản 12, Điều 6).
Phạt tiền từ 400-600 nghìn đồng đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (điểm h, khoản 4, Điều 7).
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp