Khu bảo tồn thiên nhiên Cần Giờ – “bộ lọc tự nhiên ”bảo vệ cho thành phố trọng điểm phía Nam đất nước

Khu bảo tồn thiên nhiên Cần Giờ còn gọi là Rừng Sác Cần Giờ. Đây địa điểm thu hút rất nhiều du khách gần xa thuộc địa phận Thành phố Hồ Chí Minh. Đây chính là rừng ngập mặn đầu tiên của Việt Nam được tổ chức UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2000. Nơi đây có một thảm thực vật bao la, ngút ngàn là “ chốn yên bình “ thực thụ cho những ai muốn rời xa sự huyên náo, ồn ào nơi phố thị. Đây là khu dự trữ sinh quyển lớn của Việt Nam bên cạnh khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng.

Cần Giờ xinh đẹp
Cần Giờ xinh đẹp

Về Thành phố Hồ Chí Minh

Bên cạnh sự phát triển vượt trội về kinh tế, thành phố Hồ Chí Minh còn thành công về sự đa dạng, nhiều màu sắc. Những đặc điểm này giúp Thành phố luôn đứng đầu trong danh sách những điểm đến du lịch được yêu thích nhất tại Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung. “Đến năm 2030, Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu trở thành đô thị du lịch sống động hàng đầu Châu Á, nơi du khách được trải nghiệm những giá trị khác biệt của văn hóa, lịch sử, lối sống trong thành phố an toàn, thông minh, mang đến sự hứng khởi và cảm xúc trên mỗi hành trình.”

Đường đi từ TP HCM đi Cần Giờ bạn có thể chưa biết? hãy tìm hiểu nhé.

Làm muối Cần Giờ
Làm muối Cần Giờ

Thành phố hồ Chí Minh nổi tiếng với tên gọi Sài Gòn trong quá khứ và được ví von như “Hòn ngọc Viễn Đông” bởi những công trình kiến trúc di sản nổi tiếng thế giới,đời sống sôi động, náo nhiệt và con người thân thiện. Đó là những đặc điểm chính giúp Thành phố trở thành một điểm dừng chân thu hút với du khách cả trong nước và quốc tế.

Thông tin về huyện đảo Cần Giờ TP HCM

Cần Giờ nằm thuộc khu vực hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn phía Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh, là cửa ngõ ra vào bằng đường thủy, có diện tích 70.445,34 ha. Đây chính là huyện ngoại thành của thành phố với dân số 68.213 người (4/2009). Với mạng lưới sông rạch chằng chịt và các tuyến đường thủy chính dẫn đến các cảng của thành phố Hồ Chí Minh, khu dự trữ sinh quyển thiên nhiên Cần Giờ đã được tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận ngày 21/1/2000 là Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. Nơi đây cung cấp số lượng gỗ, than, củi và các loài hải sản nước lợ đáng kể cho nhân dân Sài thành.

Khu dự trữ sinh quyển thiên nhiên Cần Giờ còn gọi là khu dự trữ tự nhiên và khu bảo toàn loài sinh cảnh,là vùng đất được dành để bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái, kết hợp với việc bảo vệ các tài nguyên văn hoá và được quản lý bằng pháp luật hoặc các phương thức hữu hiệu khác.

Đa dạng sinh học của khu bảo tồn thiên nhiên Cần Giờ

Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh gần 40km, khu bảo tồn thiên nhiên Cần Giờ là khu rừng ngập mặn với quần thể động, thực vật phong phú nhưng đã bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Bom đạn và chất độc hóa học đã biến một thảm thực vật tự nhiên tươi đẹp trở thành “vùng đất chết”. Năm 1978, Cần Giờ được sáp nhập về Thành phố Hồ Chí Minh, và năm 1979 UBND thành phố Hồ Chí Minh phát động chiến dịch trồng lại rừng Cần Giờ, thành lập Lâm trường Duyên Hải với nhiệm vụ khôi phục lại hệ sinh thái ngập mặn. Diện tích rừng đã phủ xanh hơn 31 nghìn héc-ta, trong đó có gần 20 nghìn héc-ta rừng trồng, hơn 11 nghìn héc-ta được khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và các loại rừng khác.

Khu bao ton thien nhien can gio
Khu bảo tồn thiên nhiên Cần Giờ

Khu bảo tồn thiên nhiên cần Giờ bao gồm:

– Vườn quốc gia;

– Khu dự trữ thiên nhiên;

– Khu bảo tồn loài – sinh cảnh;

– Khu bảo vệ cảnh quan.

Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ có 178 loài cá, thuộc 111 giống, 56 họ, 19 bộ. Trong đó, có 13 loài cá nuôi làm thực phẩm; 16 loài cá nuôi làm cảnh; 3 loài có giá trị làm thuốc; 9 loài trong Sách đỏ Việt Nam thuộc 8 giống, 7 họ và 5 bộ trong Sách đỏ Việt Nam ở mức phân hạng sẽ nguy cấp, chiếm 5,06% tổng số loài cá ở rừng ngập mặn Cần Giờ. Đến năm 2015, hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ được xác định có 282 loài cá, thuộc 180 giống, 83 họ và 24 bộ. Trong đó, có 32 loài cá kinh tế; 18 loài cá nuôi làm cảnh; 9 loài trong Sách đỏ Việt Nam.

Về động vật có khu hệ động vật thủy sinh không xương sống với trên 700 loài, khu hệ cá trên 130 loài, khu hệ động vật có xương sống có 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát, 4 loài có vú. Trong đó có 11 loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt Nam như tắc kè, kỳ đà nước, trăn đất, trăn gấm, rắn cạp nong, rắn hổ mang, rắn hổ chúa, cá sấu hoa cà…

Khu hệ chim có khoảng 130 loài thuộc 47 họ, 17 bộ. Trong đó có 51 loài chim nước và 79 loài không phải chim nước sống trong nhiều sinh cảnh khác nhau.

Những công trình nghiên cứu về hệ thực vật ở cần Giờ

Công trình nghiên cứu về hệ thực vật có hệ thống về RNM đầu tiên ở Việt Nam là luận án tiến sĩ của Vũ Văn Cương (1964) về các quần xã thực vật ở Rừng Sác thuộc vùng Sài Gòn – Vũng Tàu. Nhà nghiên cứu đã chia thực vật ở đây thành 2 nhóm: nhóm thực vật nước mặn và nhóm thực vật nước lợ và ghi nhận có 25 loài cây ngập mặn chính thức.

Qua đợt điều tra thực vật được thực hiện và công bố từ năm 1990 (V.N. Nam và cs) gồm 105 loài thuộc 48 họ, thực vật ở đây phong phú là nhờ sự có mặt của một số loài ở trên đất liền. Riêng khu vực núi Giòng Chùa thuộc tiểu khu 17 đã có 62 loài thuộc 40 họ, thành phần cá thể và sự phân bố không đồng đều. Thực vật ở Cần Giờ bao gồm thực vật nước lợ, nước mặn và đất liền.

Năm 1993, Viên Ngọc Nam và cộng sự đã công bố Thảm thực vật và tài nguyên rừng huyện Nhà Bè và Cần Giờ. Các đồng tác giả đã ghi nhận ở cần Giờ có 105 loài thực vật bậc cao cổ mạch, trong đó có 29 loài cây ngập mặn chính thức.

Các chính sách bảo vệ khu bảo tồn thiên nhiên Cần Giờ

Khu bảo tồn thiên nhiên Cần Giờ với sự hệ thực vật bao la và tính đa dạng sinh học cao, có nhiều loài động thực vật quý, hiếm cần xây dựng các chính sách, chủ trương, các quy trình kỹ thuật phù hợp với việc tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển.

Quản lý thống nhất toàn bộ diện tích khu bảo tồn trên địa bàn huyện Cần Giờ nhằm phát triển và không ngừng nâng cao tác dụng của khu dự trữ tự nhiên để đáp ứng yêu cầu cải thiện môi trường sinh thái và các yêu cầu khác của đất nước.

Tổ chức hoàn chỉnh hệ thống quản lý bảo vệ rừng từ thành phố, huyện đến cơ sở, thực hiện việc giao đất, giao rừng đến các hộ dân nhận khoán chăm sóc, bảo vệ, nhằm tạo ra những vùng lâm nghiệp xã hội bền vững, ngày càng ổn định đời sống của nhân dân và cán bộ, công nhân trực tiếp giữ khu bảo tồn thiên nhiên Cần Giờ.

Dân cư tập trung sinh sống trong vùng chuyển tiếp, riêng vùng lõi và vùng đệm chỉ có các hộ dân làm nhiệm vụ. Đồng thời, xây dựng các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn để quản lý, bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ.

Bài viết liên quan: đảo khỉ cần giờ, rừng sác cần giờ, khu bảo tồn thiên nhiên kon chư răng