Biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ trên đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Căn cứ theo Điều 1, Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003).
Khu vực biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo căn cứ theo Khoản 2 Điều 6 Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003.
Bạn đang xem: Các bộ phận thuộc khu vực biên giới trên biển ?
Vậy, khu vực biên giới trên biển bao gồm?
Vùng nội thủy
Vùng nội thủy hay còn gọi vùng nước nội địa là toàn bộ vùng nước và đường thủy nằm phía bên trong đường cơ sở để tính chiều rộng của lãnh hải và giáp với bờ biển. Đường cơ sở do quốc gia ven biển quy định vạch ra. Từ đó trở vào gọi là nội thủy, từ đó trở ra gọi là lãnh hải.
Đường cơ sở là đường gẫy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn nước thuỷ triều thấp nhất dọc theo bờ biển và các đảo gần bờ do Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định và công bố. (Theo Khoản 1 Điều 4 Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003).
Căn cứ theo Điều 7 Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003 vùng nội thủy bao gồm:
+ Các vùng nước phía trong đường cơ sở;
+ Vùng nước cảng được giới hạn bởi đường nối các điểm nhô ra ngoài khơi xa nhất của các công trình thiết bị thường xuyên là bộ phận hữu cơ của hệ thống cảng.
Về mặt pháp lý, vùng nước nội thủy đã nhất thể hóa với lãnh thổ đất liền nên có chế độ pháp lý đất liền, nghĩa là đặt dưới chủ quyền toàn vẹn, tuyệt đối của quốc gia vùng ven biển. Tàu thuyền nước ngoài muốn vào ra nội thủy phải xin phép quốc gia ven biển và phải tuân theo luật lệ của quốc gia đó. Nước ven biển có quyền không cho phép tàu thuyền ra vào nội thủy.
Xem thêm : Nên và không nên ăn gì khi đi thi để gặp nhiều may mắn?
Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối với vùng nội thủy và bầu trời phía trên như lãnh thổ đất liền. Các quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền đối với tàu thuyền cộng đồng có tổ chức và đáp ứng các quy tắc riêng. Vùng nước nội thủy gồm các vùng nước cảng biển, vũng tàu, cửa sông, vịnh, các vùng nước nằm giữa lãnh thổ đất liền và đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải.
Vùng nước lịch sử
Vùng nước lịch sử là vùng nước do những điều kiện địa lý đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế, quốc phòng, an ninh của Việt Nam hoặc của Việt Nam và các quốc gia cùng có quá trình quản lý, khai thác, sử dụng lâu đời được Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan thỏa thuận sử dụng theo một quy chế đặc biệt bằng việc ký kết điều ước quốc tế. (Căn cứ theo Điều 8 Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003).
Vùng nước lịch sử là các vùng biển, không phải là nội thuỷ nhưng do tính chất lịch sử của mình, chúng được hưởng quy chế nội thuỷ. Hiện nay, vùng nước lịch sử không được quy định rõ trong Luật biển quốc tế. Tuy nhiên, ý kiến chung cho rằng một vùng nước được coi là lịch sử phải thoả mãn ba điều kiện:
– Quốc gia ven biển thực hiên một cách thực sự chủ quyền của mình trên đó;
– Việc sử dụng vùng biển trên được thực hiện một cách liên tục, hoà bình và lâu dài;
– Có sự công nhận của cộng đồng quốc tế bằng sự chấp nhận công khai hoặc sự im lặng không phản đối của các quốc gia quan tâm, nhất là các quốc gia láng giềng và có quyền lợi tại vùng biển này.
Vùng Lãnh hải
Căn cứ theo Điều 9 Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003 và Điều 6 của Nghị định số 140/2004/NĐ-CP ngày 25 tháng 06 năm 2004 quy định chi tiết một số điều của Luật Biên giới quốc gia, Lãnh hải của Việt Nam rộng mười hai hải lý tính từ đường cơ sở ra phía ngoài. Lãnh hải của Việt Nam bao gồm:
+ Lãnh hải của đất liền.
+ Lãnh hải của đảo.
+ Lãnh hải của quần đảo
Xem thêm : Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt Nam
Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký với các nước láng giềng có quy định khác thì áp dụng Điều ước quốc tế đó.
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải.
Tàu thuyền nước ngoài đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, không được làm phương hại đến hoà bình, an ninh, trật tự, môi trường sinh thái của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
Vùng tiếp giáp lãnh hải
Căn cứ Khoản 1 Điều 7 của Nghị định số 140/2004/NĐ-CP ngày 25 tháng 06 năm 2004 quy định chi tiết một số điều của Luật Biên giới quốc gia, Đường ranh giới phía ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải là đường mà mỗi điểm cách đều điểm gần nhất của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải là 24 hải lý.
Vùng đặc quyền kinh tế
Căn cứ Khoản 2 Điều 7 của Nghị định số 140/2004/NĐ-CP ngày 25 tháng 06 năm 2004 quy định chi tiết một số điều của Luật Biên giới quốc gia, Đường ranh giới phía ngoài vùng đặc quyền về kinh tế là đường mà mỗi điểm cách đều điểm gần nhất của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải là 200 hải lý.
Vùng thềm lục địa
Căn cứ Khoản 3 Điều 7 của Nghị định số 140/2004/NĐ-CP ngày 25 tháng 06 năm 2004 quy định chi tiết một số điều của Luật Biên giới quốc gia, Đường ranh giới phía ngoài thềm lục địa là bờ ngoài của rìa lục địa. Nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải chưa đến 200 hải lý thì ranh giới phía ngoài của thềm lục địa nơi đó mở rộng ra 200 hải lý.
Ở những nơi vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa Việt Nam có liên quan với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa của nước láng giềng, đường ranh giới phía ngoài của các vùng đó được xác định theo Điều ước quốc tế ký kết giữa Việt Nam và nước láng giềng đó.
Đường ranh giới phía ngoài của vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa được xác định, đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày quy định về các bộ phận trong khu vực Biên giới trên biển.
Luật Hoàng Anh
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp