Mặc dù đã tuyên bố độc lập từ trên 200 năm nay song nền kinh tế của hầu hết các nước Mĩ La tinh vẫn đang phụ thuộc vào nước ngoài, đời sống của người dân lao động ít được cải thiện, chênh lệch giàu nghèo giữa các nhóm dân cư rất lớn. Vị trí địa lý của Mĩ La tinh như thế nào?
Vị trí địa lý Mĩ La tinh
Vị trí địa lí của Mỹ La Tinh trải dài từ Mê-hi-cô (Bắc Mỹ) tới Trung và Nam Mỹ. Khu vực này bao gồm 20 nước Cộng hòa với tổng dân số khoảng 600 triệu người.
Bạn đang xem: Vị trí địa lý của Mĩ La tinh như thế nào?
Mỹ Latinh là một khu vực của châu Mỹ, nơi mà người dân chủ yếu nói các ngôn ngữ Roman (có nguồn gốc từ tiếng Latinh) – đặc biệt là tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha, và một mức độ nào đó là tiếng Pháp.
Mỹ Latinh là một khu vực có diện tích xấp xỉ 21.069.500 km² (7.880.000 sq mi), chiếm gần 3,9% diện tích bề mặt và 14,1% tổng diện tích đất liền của Trái Đất.
Tính đến năm 2019, tổng dân số Mỹ Latinh được ước tính là trên 660 triệu người và tổng sản phẩm nội địa của khu vực là 5,16 nghìn tỷ đô la Mỹ (6,27 nghìn tỉ theo sức mua tương đương).
Mĩ La tinh gồm những nước nào?
Mĩ La tinh được tìm ra từ cuối thế kỷ 15, giàu khoáng sản và nông sản phong phú. Dựa vào yếu tố địa lý, văn hóa, chính trị, nhân khẩu, ta có thể chia các nước Mỹ La Tinh thành các tiểu vùng. Cụ thể:
Nếu dựa theo định nghĩa Mỹ Latinh là toàn bộ khu vực ở phía nam của Hoa Kỳ, ta có thể phân thành các tiểu vùng cơ bản gồm: Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Caribe và Nam Mỹ. Riêng Nam Mỹ còn được phân chia nhỏ hơn dựa vào yếu tố địa lý – chính trị là: Nhóm phương Nam và các nước Andes.
Xem thêm : Hỏi đáp: Mua nhà ở Mỹ có được cấp thẻ xanh?
Thêm một các khác là chia Mỹ Latinh thành Mỹ Bồ Đào Nha và Mỹ Tây Ban Nha.
Các nước Mỹ La Tinh gồm: Argentina, Bolivia, Brazil, Chile, Colombia, Costa Rica, Cuba, Dominican Republic, Ecuador, El Salvador, Guatemala, Haiti, Honduras, Mexico, Nicaragua, Panama, Paraguay, Peru, Uruguay, Venezuela.
Các nước Mỹ La Tinh có nền văn hóa đa dạng và sôi động hàng đầu thế giới. Vì thế mà các quốc gia trong khu vực này có một sức hút mạnh mẽ đối với khách du lịch trên toàn thế giới.
Lễ hội Carnival ở khu vực Mỹ La Tinh tổ chức từ cuối tháng 1 tới đầu tháng 3, trước mùa Chay. Lễ hội này có nguồn gốc từ truyền thống của người La Mã. Chính những người Tây Ban Nha du nhập nó vào Mỹ La Tinh. Thời gian diễn ra lễ hội cũng là dịp để người dân tận hưởng cuộc sống trước mùa Chay.
Mỗi nước trong Mỹ La Tinh sẽ tổ chức Carnival theo cách khác nhau. Tùy vào mỗi nơi mà sẽ có âm nhạc sôi động, diễu hành và nhảy múa. Bên cạnh đó, ở Encarnacion Paraguay còn có lễ bôi bùn lên cơ thể. Nếu bạn yêu thích lịch sử và muốn mặc những bộ trang phục đẹp thì có thể tham gia lễ hội này.
Đặc điểm dân cư xã hội Mĩ La tinh
Cư dân Mỹ Latinh có sự đa dạng về tổ tiên, sắc tộc và chủng tộc, và khiến cho khu vực là một trong những nơi đa dạng chủng tộc nhất thế giới.
Thành phần dân tộc có khác biệt giữa các quốc gia: người lai Âu-da đỏ (Mestizo) chiếm ưu thế ở nhiều nước; ở một số nước thì người da đỏ chiếm đa số; dân cư một số quốc gia lại chủ yếu là người gốc Âu; và tại một số nước thì người Mulatto chiếm ưu thế.
Ngoài ra còn có người da đen, người châu Á, và người lai da đen-da đỏ (trong lịch sử đôi khi được gọi là Zambo). Người có nguồn gốc châu Âu là nhóm đơn lẻ lớn nhất, và cùng với những người có một phần gốc Âu, họ chiếm xấp xỉ 80% tổng dân số hoặc hơn.
Xem thêm : Ớt chuông (ớt ngọt) màu nào tốt nhất?
Các vấn đề kinh tế, xã hội và an ninh đã ảnh hưởng đến tình trạng di cư của khu vực trong các thập niên gần đây, trọng tâm là sự thay đổi từ khu vực nhập cư sang khu vực di cư.
Đại đa số người dân Mỹ Latinh là Kitô hữu, hầu hết theo Công giáo La Mã. Khoảng 70% cư dân Mỹ Latinh tự xem mình là người Công giáo. Thành viên của các giáo phái Tin Lành đang tăng lên, đặc biệt là ở Brasil, Panamá và Venezuela.
Một số vấn đề về kinh tế của Mĩ La tinh
Đa số các nước Mĩ La tinh có tốc độ phát triển kinh tế không đều. Tình hình chính trị không ổn định đã tác động mạnh tới sự phát triển kinh tế và các nhà đầu tư khiến cho đầu tư nước ngoài vào khu vực này giảm mạnh.
Cuối thập niên 90 nguồn FDI vào Mĩ La tinh đạt 70-80 tỉ USD/năm, đến năm 2003 giảm xuống còn 31 tỉ USD, năm 2004 tăng lên được 40 tỉ USD. Trên 50% nguồn đầu tư là từ Hoa Kì và Tây Ban Nha.
Giành được độc lập sớm song các nước Mĩ La Tinh đã duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài, các thế lực bảo thủ của Thiên chúa giáo tiếp tục cản trở sự phát triển của xã hội.
Do chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế-xã hội độc lập, tự chủ nên các nước Mĩ La tinh phát triển kinh tế chậm, thiếu ổn định phụ thuộc vào tư bản nước ngoài nhất là Hoa Kì.
Những năm gần đây nhiều quốc gia Mĩ La tinh đã tập trung củng cố bộ máy nhà nước phát triển giáo dục, cải cách kinh tế, quốc hữu hóa một số ngành kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa đất nước, tăng cường và mở rộng buôn bán với nước ngoài nên tình hình kinh tế từng bước được cải thiện.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp