Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính, khoảng 750 triệu người ở Nam Á từng bị ảnh hưởng bởi ít nhất một thảm họa thiên nhiên. Thiếu đất màu để trồng lương thực, hạn hán và nhiều cộng đồng buộc phải di dời khỏi quê hương là các thách thức mà các chuyên gia nhận định là những hậu quả không thể đảo ngược đối với sinh kế của hàng trăm triệu người ở Nam Á.
Các nhà nghiên cứu khí hậu chỉ ra, trong hàng nghìn năm, Nam Á vẫn được coi là “vựa nông nghiệp của thế giới” – một khu vực có thời tiết rất phù hợp cho việc trồng trọt. Song, biến đổi khí hậu đang làm xáo trộn sự cân bằng cần thiết, vốn rất quan trọng để cây trồng phát triển.
Bạn đang xem: Nam Á dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu
Giám đốc Trung tâm Quốc tế về Biến đổi khí hậu và Phát triển (ICCCAD) có trụ sở tại Bangladesh Saleemul Huq nhận định, khu vực Nam Á đặc biệt dễ bị tổn thương do sự kết hợp giữa những yếu tố địa lý, dân số và nghèo đói, khi hơn 1,5 tỷ người đang sống tập trung ở một khu vực với diện tích không quá lớn.
Xem thêm : Bà bầu ăn hàu có tốt không? Cách nấu cháo hàu cho bà bầu tẩm bổ
Nhiệt độ tăng, lượng mưa thay đổi và tần suất các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt và bão tăng cao… đặt ra những thách thức lớn đối với hệ thống nông nghiệp trong khu vực và khiến năng suất chăn nuôi bị ảnh hưởng đáng kể. Dãy Himalaya là một trong những nơi có nhiều sông băng nhất trên thế giới. Song, sông băng tan chảy làm thay đổi lượng mưa, phá vỡ hệ thống tưới tiêu, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng và có nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm nước trong tương lai.
Một nghiên cứu được Đại học Leeds (Anh) công bố chỉ ra, băng trên các sông băng thuộc dãy Himalaya đang tan chảy nhanh hơn ít nhất 10 lần so với tốc độ trung bình trong nhiều thế kỷ qua. Các nghiên cứu ghi nhận dãy Himalaya, bao phủ các quốc gia như Pakistan, Nepal và Ấn Độ, đã mất khoảng 40% lượng băng trong vài trăm năm qua. Do đó, các chuyên gia cảnh báo, nguy cơ khan hiếm nước và năng suất cây trồng thấp trong tương lai có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương thực trong khu vực.
Năm 2021, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cho biết khoảng 21% người dân Nam Á phải đối mặt tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng khiến khu vực này có số người suy dinh dưỡng cao nhất thế giới, lên tới 330 triệu người.
Trong khi đó, Tổ chức Y tế công cộng Ấn Độ chỉ ra, lượng mưa lớn hơn bình thường và lũ lụt là nguyên nhân chính của nhiều bệnh do vật trung gian truyền. Sốt rét hay sốt xuất huyết gia tăng rõ rệt khi nhiệt độ tăng cao trở thành những thách thức nghiêm trọng đối với sức khỏe người dân Nam Á.
Xem thêm : Chi Pu bị chê sai kiến thức môn Sinh học khi trả lời: Con của con cóc là con gì?
Hiện nay, muỗi có thể sinh sản ở những khu vực ấm hơn trước đây và có thể bay lên những khu vực cao hơn, khiến những khu vực đồi núi giờ đây cũng đã ghi nhận số lượng lớn trường hợp nhiễm sốt rét. Cùng với đó, cường độ gia tăng của các đợt nắng nóng, sóng nhiệt ở Nam Á cũng liên quan trực tiếp đến các ca bệnh tim mạch và hô hấp.
Trong bối cảnh di cư do biến đổi khí hậu làm tăng thêm tình trạng di cư kinh tế từ nông thôn ra thành thị là hiện tượng chung trên toàn thế giới, Nam Á đã trở thành một điểm nóng, với sự dịch chuyển lớn nhất diễn ra ở các vùng ven biển trũng thấp.
Giám đốc ICCCAD Saleemul Huq cho biết, thủ đô Dhaka của Bangladesh là một trong những siêu đô thị phát triển nhanh nhất trên thế giới khi phải tiếp nhận hàng triệu người do ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt và nước biển dâng ở các quận ven biển, ước tính lên tới 10 triệu người di cư vì khí hậu trong thập niên tới.
Nam Á đang trở thành một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất trước các cú sốc khí hậu, khi các hiện tượng cực đoan đang thử thách giới hạn của chính phủ, doanh nghiệp và người dân trong việc thích nghi.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp