Biên Chế Kiểm Lâm Theo Quy Định Mới Nhất 2024

Kiểm lâm là kiểm tra, kiểm soát, thanh tra để quản lí và bảo vệ rừng, tài nguyên rừng, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật về bảo vệ rừng. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề pháp lý liên quan đến Biên chế kiểm lâm. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Biên Chế Kiểm Lâm Theo Quy Định Mới Nhất 2023

Biên Chế Kiểm Lâm Theo Quy Định Mới Nhất 2023

1. Kiểm lâm có chức năng gì?

Điều 103 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định chức năng của Kiểm lâm như sau:

Kiểm lâm là tổ chức có chức năng quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp; là lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng.

2. Kiểm lâm có những quyền hạn và nhiệm vụ gì?

Điều 104 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm như sau:

– Nhiệm vụ của Kiểm lâm được quy định như sau:

+ Xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ rừng, phương án phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, phòng cháy và chữa cháy rừng;

+ Bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức bảo vệ rừng thuộc sở hữu toàn dân chưa giao, chưa cho thuê;

+ Tổ chức cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng; tổ chức lực lượng chuyên ngành phòng cháy và chữa cháy rừng, theo dõi diễn biến rừng hằng năm;

+ Tổ chức đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật trong bảo vệ rừng, khai thác rừng, sử dụng rừng, vận chuyển, kinh doanh, cất giữ, chế biến lâm sản theo quy định của pháp luật;

+ Hướng dẫn chủ rừng lập và thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng cho chủ rừng;

+ Tuyên truyền, vận động Nhân dân bảo vệ và phát triển rừng; tổ chức lực lượng quần chúng bảo vệ rừng ở cơ sở;

+ Thực hiện nhiệm vụ khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.

– Quyền hạn của Kiểm lâm được quy định như sau:

+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu trong thi hành công vụ theo quy định của pháp luật;

+ Xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính; khởi tố, điều tra vi phạm pháp luật về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật;

+ Sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng, vũ khí, công cụ hỗ trợ và trang phục theo quy định của pháp luật.

– Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

3. Kiểm lâm được tổ chức như thế nào?

* Điều 8 Nghị định 01/2019/NĐ-CP quy định tổ chức Kiểm lâm trung ương như sau:

Kiểm lâm trung ương là tổ chức hành chính thuộc cơ quan tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước về lâm nghiệp.

* Điều 9 Nghị định 01/2019/NĐ-CP quy định tổ chức Kiểm lâm cấp tỉnh như sau:

Kiểm lâm cấp tỉnh là tổ chức hành chính thuộc cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về lâm nghiệp.

* Điều 10 Nghị định 01/2019/NĐ-CP quy định Tổ chức Kiểm lâm cấp huyện như sau:

– Kiểm lâm cấp huyện là tổ chức hành chính thuộc Kiểm lâm cấp tỉnh.

– Tiêu chí thành lập Kiểm lâm cấp huyện:

+ Có diện tích rừng từ 3.000 héc-ta trở lên;

+ Có diện tích dưới 3.000 héc-ta rừng nhưng để thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ về quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp, phòng cháy và chữa cháy rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng, chế biến, thương mại lâm sản và các nhiệm vụ khác về lâm nghiệp trên địa bàn;

+ Trường hợp không đáp ứng tiêu chí quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì thành lập Kiểm lâm liên huyện.

– Căn cứ tiêu chí thành lập Kiểm lâm cấp huyện và yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng và các nhiệm vụ khác về lâm nghiệp ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể Kiểm lâm cấp huyện, Kiểm lâm liên huyện.

* Điều 11 Nghị định 01/2019/NĐ-CP quy định tổ chức Kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ như sau:

– Kiểm lâm rừng đặc dụng, Kiểm lâm rừng phòng hộ là tổ chức hành chính thuộc Kiểm lâm trung ương đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ do trung ương quản lý; thuộc Kiểm lâm cấp tỉnh đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ do địa phương quản lý.

– Tiêu chí thành lập Kiểm lâm rừng đặc dụng, Kiểm lâm rừng phòng hộ:

+ Kiểm lâm rừng đặc dụng được thành lập ở Vườn Quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh có diện tích từ 15.000 héc-ta trở lên;

+ Kiểm lâm rừng phòng hộ được thành lập ở khu rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển có diện tích từ 20.000 héc-ta trở lên.

– Căn cứ tiêu chí thành lập Kiểm lâm rừng đặc dụng, Kiểm lâm rừng phòng hộ và yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể Kiểm lâm rừng đặc dụng, Kiểm lâm rừng phòng hộ thuộc trung ương quản lý; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể Kiểm lâm rừng đặc dụng, Kiểm lâm rừng phòng hộ thuộc địa phương quản lý.

Như vậy, tổ chức Kiểm lâm được chia làm 4 tổ chức lần lượt là: Kiểm lâm trung ương; Kiểm lâm cấp tỉnh; Kiểm lâm cấp huyện; Kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

4. Kiểm lâm là công chức hay viên chức?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ công chức năm 2008 được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Luật cán bộ, công chức và luật viên chức 2019 như sau:

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

5. Mức phụ cấp ưu đãi đối với ngành kiểm lâm

Tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Quyết định 132/2006/QĐ-TTg. Cụ thể như sau:

– Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với công chức ngạch kiểm lâm làm việc trên địa bàn xã nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên;

– Mức phụ cấp 45% áp dụng đối với công chức ngạch kiểm lâm làm việc trên địa bàn xã nơi có phụ cấp khu vực từ 0,4 đến 0,5;

– Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với công chức ngạch kiểm lâm công tác trên địa bàn xã nơi có phụ cấp khu vực từ 0,1 đến 0,3;

– Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với công chức, viên chức ngạch kiểm lâm làm việc tại các Hạt, Trạm kiểm lâm nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên;

– Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với công chức ngạch kiểm lâm công tác trên địa bàn xã nơi không có phụ cấp khu vực và công chức, viên chức ngạch kiểm lâm làm việc tại các Hạt, Trạm kiểm lâm nơi có phụ cấp khu vực từ 0,4 đến 0,5;

– Mức phụ cấp 20% áp dụng đối với công chức, viên chức ngạch kiểm lâm làm việc tại các Hạt, Trạm kiểm lâm nơi có phụ cấp khu vực từ 0,1 đến 0,3;

– Mức 15% áp dụng đối với công chức, viên chức ngạch kiểm lâm làm việc tại các Hạt, Trạm kiểm lâm nơi không có phụ cấp khu vực và các Đội kiểm lâm cơ động; – Mức phụ cấp 10% áp dụng đối với các công chức, viên chức ngạch kiểm lâm trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ rừng tại các Chi cục kiểm lâm, các Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng.

Trên đây là toàn bộ nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ đến quý bạn đọc về quy định liên quan đến Biên chế Kiểm lâm. Hy vọng nội dung bài viết trên sẽ mang lại nhiều thông tin bổ ích đến bạn. Trân trọng.