Tra cứu mã giao dịch MB Bank để làm gì? Chi tiết 5 cách chính xác và nhanh chóng

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video kiểm tra hạn mức chuyển tiền mb bank

Sau mỗi giao dịch được thực hiện thành công thông qua ngân hàng MB Bank, hệ thống sẽ gửi về một đoạn mã tham chiếu, đó gọi là mã giao dịch MB Bank. Vậy cách tra cứu mã giao dịch MB Bank tiến hành như thế nào? FPT Shop sẽ cùng bạn tìm hiểu ngay trong bài viết này.

Mã giao dịch MB Bank là gì?

Mã giao dịch MB Bank là một đoạn mã tham chiếu của ngân hàng gửi về sau khi thực hiện một giao dịch tài chính bất kỳ. Đoạn mã này có thể giúp khách hàng nhận diện rằng giao dịch đã được thực hiện thành công và thống kê những giao dịch của bạn trước đó tại hệ thống ngân hàng MB Bank.

Tra cứu mã giao dịch MBBank (hình 1)

Vớt tất cả các giao dịch mà bạn thực hiện trên hệ thống ngân hàng MB Bank như chuyển tiền, nhận tiền, thanh toán hóa đơn, gửi tiết kiệm online,… đều sẽ kèm theo một mã giao dịch riêng và không trùng nhau.

Thông thường, mã giao dịch của đa số các ngân hàng sẽ có dạng FTxxxxxxxx. Nhưng đối với ngân hàng MB thì mã giao dịch sẽ gồm 16 ký tự số. Nếu như người dùng cần đến loại mã này thì cũng rất dễ dàng để tra cứu lại.

Mã giao dịch MB Bank có phải là mã OTP không?

Thực tế, có không ít người nhầm lẫn mã giao dịch MB Bank và mã OTP nhưng đây là 2 loại mã hoàn toàn khác nhau, không chỉ về cấu tạo mà còn về chức năng. Cụ thể:

Mã OTP (One-Time Password)

  • Còn được gọi là mã xác minh hay mã xác nhận, là mật khẩu giao dịch sử dụng một lần. Mã này được hệ thống gửi đến người dùng thông qua email hoặc tin nhắn SMS trước khi giao dịch thực hiện thành công.
  • Mã OTP thường gồm 6 số, có hiệu lực trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 30 – 60 giây. Nếu để quá thời gian, bạn sẽ phải sử dụng mã OTP khác.
  • Chỉ khi nhập đúng dãy số này thì bạn mới có thể thực hiện được giao dịch.

Tra cứu mã giao dịch MBBank (hình 2)

Mã giao dịch MB Bank

  • Là dãy số gồm 16 ký tự số, được ngân hàng cung cấp sau khi giao dịch diễn ra thành công. Tất cả các giao dịch liên quan đến tài khoản, thẻ như: Chuyển tiền, nhận tiền, thanh toán hóa đơn, nạp tiền, quẹt thẻ qua máy POS, thanh toán trực tuyến,… đều có mã giao dịch.
  • Thông qua mã giao dịch, khách hàng có thể kiểm tra lại các giao dịch của mình bất cứ lúc nào.
  • Nó được xem như bằng chứng chứng minh tài khoản/thẻ của bạn đã phát sinh giao dịch trừ tiền/nạp tiền đó.

Tra cứu mã giao dịch MBBank (hình 3)

Tra cứu mã giao dịch MB Bank để làm gì?

Mã giao dịch được gửi về sau khi giao dịch thành công nên đôi khi người dùng sẽ không quan tâm đến nó. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp thì mã này lại rất quan trọng và bạn cần phải tra cứu lại, chẳng hạn như:

  • Khi bạn muốn kiểm tra xem giao dịch đã diễn ra thành công hay chưa.
  • Đôi khi, quá trình thực hiện giao dịch xảy ra lỗi, bạn bị trừ tiền nhưng người kia chưa nhận được tiền. Lúc này, bạn cần kiểm tra lại mã giao dịch để xác nhận thông tin của giao dịch đó và chứng minh rằng giao dịch đã thành công.
  • Trường hợp tiếp theo là khi bạn thấy tài khoản bị trừ tiền nhưng bạn lại không hề thực hiện giao dịch nào cả. Khi đó, cũng cần tra cứu lại mã giao dịch để biết được lý do chính xác.

Hướng dẫn 5 cách tra cứu mã giao dịch MB Bank đơn giản

Chính vì có ít người quan tâm đến mã giao dịch nên khi cần phải tra cứu lại không biết cách thực hiện như thế nào. Hiện nay, MB Bank cung cấp cho khách hàng nhiều hình thức tra cứu để phù hợp với thực tế của mỗi người. Dưới đây là chi tiết 5 cách mà bạn có thể tham khảo.

1. Tra cứu mã giao dịch MB Bank qua dịch vụ Internet Banking

Hiện nay, có thể nói tất cả các ngân hàng đều cung cấp dịch vụ Internet Banking để hỗ trợ khách hàng kiểm tra và quản lý tài khoản ngân hàng của mình một cách dễ dàng. MB Bank cũng không ngoại lệ, thông qua Internet Banking của ngân hàng MB, bạn có thể nhanh chóng truy vấn thông tin tài khoản, thực hiện các giao dịch thanh toán online, tra cứu mã giao dịch và nhiều hơn thế.

Ưu điểm của cách này là bạn có thể thực hiện trên nhiều thiết bị, không chỉ điện thoại mà ngay cả máy tính bảng, máy tính xách tay cũng được, chỉ cần có kết nối Internet.

Tra cứu mã giao dịch MBBank (hình 4)

Để tra cứu mã giao dịch MB Bank qua Internet Banking, bạn làm như sau:

Bước 1: Tại trình duyệt web, bạn truy cập vào trang chủ của MB Bank theo địa chỉ này > Tại mục Ngân hàng số, bạn chọn Cá nhân (nếu bạn là khách hàng cá nhân) hoặc Doanh nghiệp (nếu bạn là khách hàng doanh nghiệp).

Tra cứu mã giao dịch MBBank (hình 5)

Bước 2: Tiến hành đăng nhập tài khoản bằng cách điền các thông tin gồm Tên đăng nhập, Mật khẩu sau đó nhập Mã kiểm tra vào ô trống rồi nhấn vào nút Đăng nhập.

Tra cứu mã giao dịch MBBank (hình 6)

Bước 3: Sau khi đăng nhập thành công, bạn chọn mục Thông tin tài khoản > Chọn Giao dịch tài khoản.

Tại đây sẽ hiển thị tất cả các giao dịch mà bạn đã thực hiện trước đó. Bạn chỉ cần chọn vào giao dịch mà bạn muốn kiểm tra để xem mã giao dịch.

2. Tra cứu mã giao dịch MB Bank trên ứng dụng MB Bank

Nếu như bạn đang sử dụng smartphone thì cách tốt nhất là hãy tra cứu trên ứng dụng MB Bank có sẵn trên máy. Với nhiều người thì giao diện app sẽ quen thuộc và dễ thực hiện hơn. Ứng dụng MB Bank cũng cho phép người dùng tra cứu thông tin tài khoản, thực hiện giao dịch, kiểm tra mã giao dịch và tích hợp rất nhiều tiện ích hữu dụng khác.

Tra cứu mã giao dịch MBBank (hình 7)

Để kiểm tra mã giao dịch MB Bank trên ứng dụng, bạn làm như sau:

Bước 1: Truy cập ứng dụng MB Bank và đăng nhập tài khoản bằng cách nhập Tên đăng nhập, Mật khẩu và nhấn Đăng nhập.

Bước 2: Tại giao diện trang chủ của ứng dụng, bạn chọn mục Xem tài khoản.

Tra cứu mã giao dịch MBBank (hình 8)

Bước 3: Sau đó, chọn tiếp vào mục Tài khoản nguồn.

Tra cứu mã giao dịch MBBank (hình 9)

Tại phần tài khoản nguồn, hãy lướt xuống bên dưới và chọn vào giao dịch mà bạn muốn tra cứu. Tại đây, bạn sẽ thấy thông tin về mã giao dịch.

3. Tra cứu mã giao dịch MB Bank qua tin nhắn SMS

Bên cạnh Internet Banking thì bạn cũng có thể đăng ký dịch vụ SMS Banking của ngân hàng MB để nhận được các thông tin sau khi giao dịch được thực hiện thành công. Với dịch vụ này thì sẽ không yêu cầu kết nối Internet và ngân hàng sẽ chủ động gửi tin nhắn cho bạn về các giao dịch đã diễn ra.

Tra cứu mã giao dịch MBBank (hình 10)

Để tra cứu mã giao dịch MB Bank qua SMS Banking, bạn hãy kiểm tra lại các tin nhắn mà ngân hàng MB gửi về cho bạn. Lưu ý, hãy sử dụng số điện thoại bạn đã dùng để đăng ký dịch vụ SMS Banking trước đó nhé.

4. Tra cứu mã giao dịch MB Bank qua tổng đài CSKH

Cách tiếp theo để tra cứu mã giao dịch MB Bank là gọi đến tổng đài MB. Đây là kênh tư vấn, giải đáp thắc mắc và hỗ trợ xử lý yêu cầu hoạt động 24/7. Bạn hãy nhấc điện thoại lên và gọi đến số 1900 545426. Khi gặp tổng đài viên, bạn hãy cung cấp thông tin như: Họ và tên, CCCD/CMND, số tài khoản,… Sau đó, tư vấn viên sẽ giúp bạn tra cứu mã giao dịch.

Tra cứu mã giao dịch MBBank (hình 11)

Lưu ý, tránh liên hệ vào các khung giờ cao điểm. Nếu như máy bận hoặc không liên hệ được, bạn hãy đợi lúc khác và gọi lại sau.

5. Tra cứu mã giao dịch MB Bank tại quầy giao dịch

Chi nhánh/phòng giao dịch ngân hàng MB là nơi hỗ trợ khách hàng xử lý tất cả mọi yêu cầu. Nếu như 4 cách bên trên không phù hợp, bạn có thể đến trực tiếp phòng giao dịch để được giao dịch viên trợ giúp.

Cách này có nhược điểm là tốn thời gian di chuyển và chờ đợi nếu tại phòng giao dịch cũng có nhiều khách hàng khác. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ và hướng dẫn chi tiết nhất.

Bước 1: Bạn di chuyển đến chi nhánh/phòng giao dịch MB Bank gần nhất. Khi đi, bạn nhớ mang theo CCCD/CMND/Hộ chiếu để xác minh tài khoản.

Bước 2: Khi gặp giao dịch viên, bạn hãy thông báo yêu cầu tra cứu mã giao dịch.

Tra cứu mã giao dịch MBBank (hình 12)

Bước 3: Giao dịch viên sẽ yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân, giấy tờ tùy thân và một số câu hỏi liên quan đến giao dịch của bạn.

Bước 4: Sau đó, giao dịch viên MB sẽ tiến hành xác minh thông tin. Nếu đúng, họ sẽ hỗ trợ bạn tra cứu mã giao dịch mà bạn cần.

Tra cứu mã giao dịch MB Bank có mất phí không?

Mỗi cách tra cứu mã giao dịch MB Bank sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau. Khi thực hiện tra cứu, ngân hàng MB sẽ không thu bất kỳ khoản phí nào bởi đây là một tiện ích cơ bản nhằm hỗ trợ khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ.

Tuy nhiên, nếu như bạn gọi tới tổng đài hoặc nhắn tin qua SIM điện thoại thì sẽ phải trả phí cho nhà mạng. Cụ thể về khoản phí này như sau:

  • Tra cứu tại quầy giao dịch: Miễn phí.
  • Tra cứu trên Internet Banking: Miễn phí.
  • Tra cứu trên ứng dụng MB Bank: Miễn phí.
  • Tra cứu qua tin nhắn: 1500đ/tin nhắn.
  • Tra cứu qua tổng đài: 1000đ/phút.

Có xóa được mã giao dịch MB Bank không?

Mã giao dịch này được lưu trữ trên hệ thống ngân hàng MB Bank nên ngay cả giao dịch viên cũng không thể xóa. Còn với khách hàng, nếu như bạn thấy quá nhiều những tin nhắn chứa mã giao dịch và không cần đến thì có thể xóa tin nhắn đi. Tương tự như vậy là trên Internet Banking và ứng dụng MB Bank, bạn có thể xóa bớt ở phần tra cứu. Sau khi xóa, nếu muốn tra cứu lại, bạn vẫn có thể liên hệ qua tổng đài hoặc tới chi nhánh/phòng giao dịch.

Tạm kết

Như vậy, bài viết trên đây của FPT Shop đã cung cấp cho bạn các thông tin về chức năng của mã giao dịch cũng như chi tiết 5 cách tra cứu mã giao dịch MB Bank nhanh chóng, chính xác. Nếu bạn đang cần thông tin này, hãy áp dụng hướng dẫn của FPT Shop để kiểm tra ngay nhé.

Xem thêm:

  • Hạn mức chuyển khoản MBBank là bao nhiêu? Hướng dẫn cách cài đặt hạn mức chuyển tiền MBBank
  • Tải app MB Bank siêu đơn giản, dễ nhớ, dễ thao tác cho người lần đầu sử dụng

Mặc dù có nhiều cách để kiểm tra mã giao dịch MB Bank nhưng để nhanh và thuận tiện nhất thì bạn vẫn nên tra cứu bằng Internet Banking hoặc app MB Bank. Khi đó, bạn cần có các thiết bị có khả năng tải app, kết nối Internet. Hãy đến FPT Shop để tìm kiếm cho mình sản phẩm phù hợp nhé.

Xem thêm một số mẫu iPhone bán chạy tại đây: iPhone