Nhận biết loài kiến ba khoang
Kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes Curtis, là một loại côn trùng sống rất phổ biến ở vùng nhiệt đới. Chúng dài chừng 0.5-1cm, có 3 đôi chân, bụng có đốt chia làm 3 khoang, trong đó có một đốt ở giữa màu đỏ cam. Kiến ba khoang có khả năng bay nhờ vào một đôi cánh trong suốt gấp lại gọn gàng và giấu bên dưới cánh cứng.
Loài côn trùng này thường thích sống ở những vùng ẩm và nhiều cây cối, sinh sôi mạnh vào mùa mưa. Kiến ba khoang thường bị hấp dẫn bởi ánh đèn huỳnh quang trắng sáng nên thường bay vào các khu dân cư, khu chung cư cao tầng vào buổi tối.
Bạn đang xem: “TẤT TẦN TẬT” VỀ VẾT THƯƠNG DO KIẾN BA KHOANG GÂY RA
Bị kiến ba khoang “đốt” có nguy hiểm không?
Nhiều người nhầm tưởng kiến ba khoang gây bệnh bằng cách đốt hoặc cắn, nhưng thực ra, dịch chứa trong khoang cơ thể của kiến ba khoang, có tên là pederin – mới là nguyên nhân gây rộp, phỏng da, viêm da. Khi da người tiếp xúc vào dịch chất này qua đồ vật hoặc vô ý đập làm cho chúng chết trên da thì chất pederin này sẽ dính vào da người, gây bệnh ngay tại vùng da đó. Khi dính vào da tay, nếu không rửa sạch tay ngay sau đó thì dịch chất này sẽ dính vào chỗ khác trên cơ thể gây viêm da lan toả.
Người bệnh bị viêm da do dịch kiến ba khoang thường có triệu chứng ở vùng da hở. Dịch kiến có thể gây viêm da từ mức độ nhẹ đến nặng, tùy theo lượng dịch tác động hoặc xâm nhập qua da.
- Sau khoảng 12-24h tiếp xúc với dịch kiến ba khoang, da người bệnh mới có cảm giác hơi ngứa rát, đỏ da dạng vệt, đường hoặc một vùng lan rộng tương ứng với vùng tiếp xúc với dịch độc.
- Trong khoảng 12-24h tiếp theo, vùng da đỏ sẽ xuất hiện thêm những mụn nước hoặc mụn mủ li ti.
- Những ngày sau đó những mụn nước mụn mủ có thể hợp với nhau thành những bóng mủ to dần, kèm triệu chứng rát, đau hoặc ngứa. Những vết đỏ da tại vùng cẳng tay, cẳng chân sẽ có thể xuất hiện vùng da bệnh tương tự đối xứng qua nếp gấp, do hiện tượng tiếp xúc dịch độc khi gấp tay hoặc chân.
Xem thêm : Cách xem lại Reels đã xem trên Facebook và các video đã xem trên TikTok, Youtube
Nếu tình trạng bệnh nhẹ và vùng da bệnh nhỏ, sang thương có thể tự khô, đóng mài và khỏi sau 1-3 tuần, không để lại sẹo nhưng có thể để lại thâm da (tăng sắc tố sau viêm). Nếu diện tích da bệnh lớn, tổn thương sâu hay triệu chứng xảy ra ở vùng da nhạy cảm (vùng sinh dục, mắt,…) thì sẽ có nguy cơ gặp các biến chứng như nhiễm trùng thứ phát, loét da sâu, viêm kết giác mạc kèm theo.
Cách xử trí ngay khi gặp kiến ba khoang:
Tuyệt đối không lại gần, tránh tiếp xúc trực tiếp với kiến ba khoang.
Không dùng tay giết, miết kiến để tránh dịch chất pederin tiếp xúc với da.
Nếu phát hiện có kiến ba khoang đang ở trên da, nhẹ nhàng thổi đi hoặc dùng một tờ giấy phẳng, lớn vừa đủ để đưa kiến từ da qua tờ giấy rồi đem vứt.
Nếu phát hiện vô ý tiếp xúc với kiến ba khoang, cần ngay lập tức rửa vùng da tiếp xúc với nước sạch và xà phòng nhẹ. Có thể đắp mát trong khoảng 15p và đến cơ sở y tế sau đó để được xử trí tiếp.
Nếu phát hiện có kiến ba khoang trong quần áo, khăn, vật dụng, cần tránh tiếp xúc trực tiếp với đồ vật đó, đem đồ vật đi rửa sạch để tránh dính dịch chất pederin lên da.
Cách phòng tránh kiến ba khoang:
Xem thêm : Mức hưởng khi tự đi khám chữa bệnh tại bệnh viện Quân Y 108
Ghi nhớ hình dạng kiến ba khoang để dễ dàng nhận dạng khi gặp phải.
Kiến ba khoang bị hấp dẫn bởi ánh sáng trắng nhiều hơn các loại ánh sáng vàng, đỏ.
Nên hạn chế mở cửa sổ, cửa chính vào ban đêm khi đang bật đèn để tránh thu hút kiến ba khoang.
Nếu phòng bạn thường xuyên mở cửa hoặc cửa sổ, hạn chế bật đèn trong khi ngủ.
Nên ngủ trong màn.
Hy vọng bài viết của CarePlus cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất. Nếu có bất cứ triệu chứng nào kể trên, bạn hãy chủ động đặt lịch thăm khám sớm tại CarePlus để được các y bác sĩ giàu kinh nghiệm chẩn đoán và can thiệp sớm.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp