Kiểu hình của cơ thể là kết quả của

Câu hỏi:

Kiểu hình của cơ thể là kết quả của?

A. Quá trình phát sinh đột biến.

B. Sự truyền đạt những tính trạng của bố mẹ cho con cái

C. Sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường

D. Sự phát sinh các biến dị tổ hợp

Đáp án đúng C

Kiểu hình của cơ thể là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường, kiểu hình là tập hợp tất cả các tính trạng của cơ thể, tuy nhiên trong thực tế để thuận tiện khi nghiên cứu chỉ xét một hoặc một vài tính trạng.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là C

– Kiểu gen là biểu hiện bên trong còn kiểu hình là biểu hiện bên ngoài, trong đó kiểu gen quy định kiểu hình. Kiểu gen còn gọi là kiểu di truyền (genotype) là bản chất di truyền của tính trạng do tổ hợp gen tạo nên, thể hiện ra bên ngoài thông qua kiểu hình.

Ví dụ: Aa ; AaBB ; AB/abXY

Kiểu gen là tập hợp tất cả các gen trong tế bào của cơ thể, tuy nhiên trong thực tế để thuận tiện khi nghiên cứu chỉ xét một hoặc một vài gen. Kiểu gen bao gồm:

+ Kiểu gen đồng hợp là cá thể mang các alen giống nhau của cùng 1 gen. Ví dụ: AABBDDee, aabbdd.

+ Kiểu gen dị hợp là cá thể mang các alen khác nhau của cùng 1 gen. Ví dụ: AABbDd, AABBDDEe.

+ Tương tác gen là nhiều gen cùng tương tác với nhau quy định một tính trạng. Thực chất không phải các gen tương tác trực tiếp, mà là sản phẩm của các gen tương tác với nhau.

– Kiểu hình là những biểu hiện ra ngoài của một hay nhiều tính trạng của cá thể trong một giai đoạn phát triển nhất định, là kết quả của mối tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

Ví dụ: Ruồi giấm thân xám; ruồi giấm thân xám, cánh ngắn; ruồi giấm thân đen, cánh cụt, mắt đỏ.

+ Kiểu hình là tập hợp tất cả các tính trạng của cơ thể, tuy nhiên trong thực tế để thuận tiện khi nghiên cứu chỉ xét một hoặc một vài tính trạng.

– Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể để phân biệt cơ thể này với cơ thể khác.

Mỗi tính trạng do một cặp alen quy định, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. Khi hình thành giao tử, các thành viên của cặp alen phân li đồng đều về các giao tử nên 50% giao tử chứa alen này, 50% giao tử chứa alen kia.

Ví dụ: Tính trạng chiều cao cây, tính trạng màu hoa, tính trạng nhóm máu,…

– Alen: Các trạng thái khác nhau của cùng một gen

– Cặp alen: Hai alen giống hoặc khác nhau của cùng một gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.

– Phép lai thuận nghịch là hai phép lai khác nhau, thay đổi kiểu gen của bố và mẹ.

Mọi người cùng hỏi: