Theo ước tính, GDP của các quốc gia EU tăng trưởng thêm 5% vào cuối năm 2021. Quá trình tăng trưởng và phục hồi hiện đang diễn ra tại tất cả các quốc gia thành viên với tốc độ không đồng đều, trong đó sự phục hồi chậm nhất đến từ những nước hiện vẫn đang phải đóng cửa biên giới. Mức tăng trưởng lớn nhất 2021 dự kiến sẽ đến từ 3 nước: Croatia, Hy Lạp và Pháp – trên 6%. Nhỏ nhất là tại Đức, nơi có mức tăng trưởng chỉ khoảng 2,7%. Ủy ban châu Âu cũng dự báo mức tăng trưởng GDP tương tự đối với 19 quốc gia trong khu vực đồng Euro. Vào năm 2022, tốc độ tăng trưởng GDP của cả hai khu vực sẽ chậm lại, rơi vào khoảng 4,3%. Vào năm 2023, mức tăng trưởng GDP của Liên minh châu Âu sẽ tiếp tục giảm xuống còn 2,5% và 2,4% đối với khu vực đồng Euro. Ngoài ra, Ủy ban cũng nhấn mạnh 4 yếu tố chính đã góp phần giúp nền kinh tế EU phục hồi trở lại tới mức năm 2019, bao gồm: Tiêm phòng hàng loạt chống lại virus Corona. Các quốc gia EU đã bắt đầu chiến dịch tiêm phòng cho người dân từ năm 2020. Hiện đã có hơn 50% dân số trong toàn khu vực được tiêm phòng virus Corona đầy đủ. Malta còn được coi là quốc gia dẫn đầu thế giới về tiêm chủng với 84% dân số đã được tiêm chủng. Mở cửa biên giới cho khách quốc tế. Hầu hết các quốc gia châu Âu đã cho phép du khách nhập cảnh trở lại trong năm nay. Ngoài ra, những công dân nước ngoài với lý do chính đáng, chẳng hạn như điều trị y tế, vẫn có thể được cho phép nhập cảnh vào các quốc gia hiện đang đóng cửa đối với khách du lịch. Thực hiện kế hoạch phục hồi và phát triển nền kinh tế bền vững. EU có Quỹ phục hồi và chống chịu: quỹ này sẽ góp phần giúp giảm thiểu các tác động kinh tế và xã hội của đại dịch lên các thành viên của liên minh và giúp những quốc gia này chuyển đổi sang ‘nền kinh tế xanh’.
Thị trường lao động đang được cải thiện. Khoảng 1,5 triệu việc làm mới đã được tạo ra tại EU trong quý 2 năm 2021. Nhiều người đã tìm được việc làm thông qua các chương trình duy trì việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp nói chung đã giảm, nhưng vẫn chưa thể đạt tới mức độ trước đại dịch. Triển vọng kinh tế dành cho các quốc gia có chương trình đầu tư định cư Hy Lạp, Síp và Malta là những quốc gia sẽ thu hút đầu tư mạnh mẽ nhất trong khoảng thời gian từ 2021 đến 2023. Ủy ban châu Âu dự đoán rằng GDP của nước này sẽ tăng trưởng trên mức trung bình khu vực. Các nhà đầu tư định cư có thể sở hữu thị thực vàng Hy Lạp khi mua một bất động sản có giá từ 250.000 EUR trở lên. Ngoài ra cũng có một số phương án khác như thuê khách sạn hay căn hộ du lịch trong vòng 10 năm, mua trái phiếu hoặc mở tài khoản tiền gửi ngân hàng. 1. Síp Cho thấy mức tăng trưởng GDP ổn định trong tương lai kể từ cuối năm 2021 đến 2023. Chính sách tài khóa của quốc gia đã thúc đẩy mạnh nhu cầu tiêu dùng hàng hóa trong nước. Síp cũng đã mở cửa biên giới cho khách du lịch – đây chính là điều quan trọng có tác động ngay lập tức đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn bộ đảo quốc này Tư cách thường trú nhân tại Síp được cấp khi đầu tư từ 300.000 EUR trở lên. Nhà đầu tư cũng có thể lựa chọn mua bất động sản, cổ phần trong các công ty địa phương hoặc các đơn vị quỹ đầu tư. 2. Malta Từng là một trong những quốc gia gánh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vào cuối năm 2020: lĩnh vực du lịch bị ảnh hưởng do biên giới đóng cửa và nền kinh tế suy giảm 8,3%. Nhưng đến cuối năm 2021, nền kinh tế của Malta được dự đoán sẽ tăng trưởng 5% – một con số ấn tượng đối với Liên minh châu Âu. Chính sách tài khóa của chính phủ đã cho thấy những hiệu quả đáng chú ý: nhu cầu về hàng hóa trong nước và xuất khẩu ròng của quốc gia tăng lên. Vào năm 2022, GDP của quốc gia này sẽ tăng 6,2% – được dự đoán là kết quả tốt nhất ở EU. Ngoài ra, Malta còn có thể giảm nợ công vào năm 2023.
Xem thêm : Hướng dẫn thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân online 2023 mới nhất
Để trở thành thường trú nhân tại Malta, bạn có thể mua một bất động sản trị giá tối thiểu 300.000 EUR hoặc thuê bất động sản tối thiểu 10.000 EUR mỗi năm và duy trì trong vòng 5 năm. Đồng thời, bạn sẽ cần phải đóng tiền quyên góp cho chính phủ hoặc các tổ chức phi chính phủ và chứng minh mình có sở hữu tài sản ròng tối thiểu là 500.000 EUR. 3. Bồ Đào Nha Bồ Đào Nha phụ thuộc rất nhiều vào ngành du lịch, nhưng cho đến nay quốc gia này mới chỉ mở cửa một số hòn đảo cho các du khách nước ngoài. Ủy ban Châu Âu tin rằng nền kinh tế của Bồ Đào Nha sẽ bắt đầu tăng trưởng nhanh hơn khi ngành du lịch quốc tế tại đây phục hồi trở lại. Hiện tại, chính sách tài khóa của chính phủ đã có những thành quả nổi bật như giúp cho thị trường việc làm Bồ Đào Nha sôi động trở lại và tăng thêm nhu cầu hàng hóa trong nước. Các nhà đầu tư có thể sở hữu thị thực vàng Bồ Đào Nha qua nhiều cách, như: đầu tư vào bất động sản (tối thiểu 400.000-500.000 EUR tùy khu vực) hoặc quỹ đầu tư (tối thiểu 500.000EUR); mở tài khoản tiền gửi ngân hàng trong nước; tài trợ cho các nghiên cứu khoa học và các dự án văn hóa; đóng góp cho một doanh nghiệp hiện có; và thành lập một công ty mới tại Bồ Đào Nha. 4. Áo Gánh chịu thiệt hại khá nặng nề trong hai mùa đông năm 2020 và 2021, khi các khu nghỉ mát trượt tuyết nổi tiếng phải đóng cửa do kiểm dịch. Việc dỡ bỏ dần các hạn chế, tiêm chủng và hỗ trợ của chính phủ đã giúp nền kinh tế Áo phục hồi nhanh hơn dự đoán trong báo cáo mùa đông mới này của Ủy ban Châu Âu. Giấy phép cư trú ở Áo được cấp trên cơ sở hạn ngạch cho những người có khả năng độc lập về tài chính. Quá trình xin định cư tại quốc gia này có thể khá cạnh tranh vì chỉ có 450 visa được cấp mỗi năm.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp