Kinh tế nhà nước là gì?

Khi đề cập đến lĩnh vực kinh tế, chúng ta sẽ nghĩ đến kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước, trong đó kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế thuộc sở hữu của tư nhân. Vậy Kinh tế nhà nước là gì?

Bài viết sau sẽ giúp quý khách hàng tìm hiểu về vấn đề Kinh tế nhà nước là gì? và các nội dung liên quan. Mong rằng với những giải đáp của chúng tôi sẽ giúp Khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Kinh tế nhà nước là gì?

Kinh tế nhà nước được hiểu là khu vực kinh tế thuộc sở hữu của nhà nước, do nhà nước trực tiếp quản lý, điều hành và tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông qua bộ máy đại diện là các cơ quan quản lý nhà nước.

Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Kinh tế nhà nước bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng nhà nước, ngân sách nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo hiểm nhà nước và các tài nguyên quốc gia, các tài sản khác thuộc sở hữu nhà nước có thể dựa vào vòng chu chuyển kinh tế.

kinh te nha nuoc gom nhung bo phan nao 1

Đặc điểm của kinh tế nhà nước

Kinh tế nhà nước có những đặc điểm như sau:

– Kinh tế nhà nước thuộc sở hữu của nhà nước theo chế độ sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất. Đây là điểm khác biệt rõ nét khi ta so sánh với kinh tế tư nhân. Bởi kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế thuộc sở hữu tư nhân, độc lập hoàn toàn với nhà nước.

– Kinh tế nhà nước do nhà nước trực tiếp quản lý, điều hành và tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông qua bộ máy đại diện là các cơ quan quản lý nhà nước. Ngược lại đối với kinh tế tư nhân thì do chính chủ sở hữu doanh nghiệp quyết định đối với quản lý, điều hành và tổ chức bộ máy.

– Kinh tế nhà nước bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng nhà nước, ngân sách nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo hiểm nhà nước và các tài nguyên quốc gia, các tài sản khác thuộc sở hữu nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò độc quyền những lĩnh vực có quan hệ trực tiếp đến an ninh quốc gia, có thể kể đến các lĩnh vực như dầu khí, điện lực, khoáng sản, hàng không, bảo hiểm…

– Kinh tế nhà nước các doanh nghiệp Nhà nước được tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh theo nguyên tắc hạch toán kinh tế, xoá bỏ dần sự bao cấp của Nhà nước.

– Kinh tế nhà nước thực hiện phân phối theo lao động và theo hiệu quả sản xuất kinh doanh, đây là một đặc điểm rất quan trọng của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước là hình thức phân phối can bản và là nguyên tắc phân phối chủ yếu, thích hợp với các thành phần dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất ở nước ta hiện nay.

Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước

Trải qua hàng chục năm đổi mới, khu vực kinh tế nhà nước luôn giữ vững và phát huy tốt vai trò chủ đạo, làm nòng cốt và định hướng, hướng dẫn các thành phần kinh tế khác phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Vai trò chủ đạo này được thể hiện qua những khía cạnh sau:

– Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước được thể hiện trong các văn kiện đại hội của Đảng, cụ thể:

+ Đại hội VIII của Đảng (năm 1996) lần đầu tiên đề cập đến cụm từ kinh tế nhà nước: “Chủ động đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác. Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác xã dần dần trở thành nền tảng…”

+ Đại hội IX, X, XI cũng thống nhất: “KTNN giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. KTNN cùng kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân…”

+ Đại hội XII: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó KTNN giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật”

– Vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước được thể hiện ở việc tiếp cận những công nghệ mới hiện đại, tiên tiến phục vụ cho hoạt động sản xuất cho năng suất cao, trình độ quản lý của nhà nước cũng rất sát sao, có sự phân cấp quản lý hiệu quả, hiệu quả kinh tế – xã hội và năng lực cạnh tranh của kinh tế nhà nước cũng được phát huy rõ rệt.

– Kinh tế nhà nước đóng vai trò hàng đầu trong việc khắc phục, hạn chế những bất cập của cơ chế thị trường.

– Kinh tế nhà nước đóng vai trò độc quyền những lĩnh vực có quan hệ trực tiếp đến an ninh quốc gia, có thể kể đến các lĩnh vực như dầu khí, điện lực, khoáng sản… Tiêu biểu có các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực này như Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam; Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội; Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Kinh tế nhà nước là gì? Khách hàng tham khảo thông tin bài viết, có vấn đề gì chưa hiểu rõ vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ.