Bảng đơn vị đo độ dài (Lớp 2,3): Cách đọc và bài tập

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video km, m, dm, cm, mm lớp 2

Nắm vững bảng đơn vị đo độ dài là điều cực kỳ cần thiết để các em học sinh cấp 1 vận dụng vào học tập cũng như tính toán cần thiết trong cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các em kiến thức đầy đủ về các đơn vị đo độ dài. Bao gồm bảng đơn vị đo độ dài, định nghĩa, cách đọc và cả bài tập ví dụ nữa nhé!

1. Bảng đơn vị đo độ dài

Bảng đơn vị đo độ dài cơ bản

Nhìn vào bảng đơn vị đo độ dài chúng ta thấy. Độ dài có 7 đơn vị đo cơ bản được sử dụng: km, hm, dam, m, dm, cm, mm. Chúng ta thường xuyên gặp km, m, cm trong cuộc sống hằng ngày. Trong đó mét là đơn vị thường xuyên được sử dụng nhất, được đặt ở vị trí trung tâm trong bảng đơn vị đo độ dài

  • Nhỏ hơn mét thì chúng ta có dm, cm và mm.

  • Lớn hơn mét thì chúng ta có km, hm và 1dam

2. Đơn vị đo độ dài là gì?

Đơn vị đo độ dài được định nghĩa là đại lượng mà chúng ta dùng để xác định chiều dài của một vật bất kì. Thông qua đó mà chúng ta có thể so sánh được chiều dài của các vật.

Ví dụ như: cây cầu này có chiều dài 400m thì đơn vị đo độ dài được sử dụng ở đây chính là m.

Hoặc có thể sử dụng để so sánh như: chiếc thước này dài hơn chiếc thước kia 10cm thì đơn vị đo độ dài được sử dụng ở đây chính là cm.

3. Cách đọc

  • Đơn vị đo độ dài lớn nhất là Ki-lô-mét (km).

  • Đơn vị chỉ nhỏ hơn Ki-lô-mét (km) là Héc-tô-mét (hm).

  • Đơn vị liền sau Héc-tô-mét (hm) là Đề-ca-mét (dam)

  • Đơn vị liền sau Đề-ca-mét (dam) là Mét (m).

  • Đơn vị liền sau Mét (m) là Đề-xi-mét (dm).

  • Đơn vị liền sau Đề-xi-mét (dm) là xen-ti-mét (cm).

4. Bài tập có đáp án

2km =…. …m?

4hm =….dam?

5dm =……cm?

5m =……dm?

4m =……cm?

1km =….dam?

10dm =……..m?

2hm =……..m?

Đáp án

Dựa vào bảng đơn vị đo độ dài, ta được:

2km = 2000m

4hm = 40dam

5dm = 50cm

5m = 50dm

4m = 400cm

1Km = 100dam

10dm = 1m

2hm = 200m

5. Mẹo quy đổi nhanh các đơn vị trong bảng đơn vị đo độ dài

Chúng ta cần lưu ý rằng trong bảng đơn vị đo độ dài. Các đơn vị liền sau luôn bằng 1/10 đơn vị liền trước. Các đơn vị liền trước luôn gấp 10 lần đơn vị liền sau. Từ đó ta suy ra:

  • Khi cần chuyển đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé liền kề nhau. Ta chỉ cần nhân số đó với 10 là được.

​​​​​​​

Ví dụ : 2m = 2 x 10 = 20dm

3dm = 3 x 10 = 30cm

4km = 4 x 10 = 40hm

5hm = 5 x 10 = 50dam

6dam = 6×10 = 60m

3m = 3 x 10 = 30dm

30dm= 30 x 10 = 300cm

  • Khi cần chuyển đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn liền kề nhau. Ta chỉ cần đem chia số đó với 10 là được.

​​​​​​​

Ví dụ : 20cm = 20 / 10 = 2dm

40dm = 40/10 = 4m

30m = 30/10 = 3dam

50dam = 50/10 = 5hm

60hm = 60/10 = 6km

  • Cứ thế tiếp tục đem nhân hoặc chia tiếp cho 10 thêm nhiều lần nữa nếu ta muốn quy đổi sang các giá trị lớn hơn hoặc nhỏ hơn.

​​​​​​​

Ví dụ: 2m = 2 x 10 = 20dm = 20 x 10 = 200cm

3dm = 3 x 10 = 30cm = 30 x 10 =300mm

4km = 4 x 10 = 40hm = 40 x 10 = 400dam

5hm = 5 x 10 = 50dam = 50 x 10 = 500m

6dam = 6 x10 = 60m = 60 x 10 = 600dm

Trên đây là những kiến thức về bảng đơn vị đo độ dài – Một kiến thức cần thiết, bắt buộc đối với các em học sinh lớp 2, lớp 3. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các em nắm vững được cách đọc, các chuyển đổi đơn vị đo độ dài. Thường xuyên luyện tập chuyển đổi các đơn vị đo độ dài nhé! Chúc các em học tốt!

​​​​​​​