1. Chế độ cộng điểm ưu tiên đại học theo khu vực
Chế độ cộng điểm ưu tiên khu vực được quy định tại Điều 7 Quy chế tuyển sinh đại học 2022 như sau:
1.1. Mức điểm ưu tiên đối với từng khu vực
Bạn đang xem: Sĩ tử 12 cần chú ý: Cách tính điểm ưu tiên đại học 2022 theo Quy chế mới
1.2. Cách xác định khu vực ưu tiên
Trường hợp hưởng ưu tiên theo nơi học trung học phổ thông
Khu vực tuyển sinh của mỗi thí sinh sẽ được xác định theo nơi mà thí sinh đã học lâu nhất trong thời gian học trung học phổ thông (hoặc trung cấp).
Nếu thời gian học tại các khu vực tương đương nhau thì xác định theo khu vực mà thí sinh theo học sau cùng.
Trường hợp hưởng ưu tiên khu vực theo nơi thường trú
– Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú;
– Học sinh có nơi thường trú (trong thời gian học trung học phổ thông hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại:
- Xã khu vực III và xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi;
Xem thêm : Công nợ tiếng anh là gì và các từ vựng liên quan từ A – Z
Xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo;
Xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo Quyết định 135/QĐ-TTg;
Thôn, xã đặc biệt khó khăn nếu học trung học phổ thông (hoặc trung cấp) tại địa điểm thuộc huyện, thị xã, thành phố có ít nhất 01 trong các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn.
Riêng quân nhân; hạ sĩ quan, sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ được cử đi dự tuyển: Đóng quân từ 18 tháng trở lên tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó hoặc theo nơi thường trú trước khi nhập ngũ, tùy theo khu vực nào có mức điểm ưu tiên cao hơn.
Trường hợp đóng quân từ 18 tháng trở lên tại các khu vực có mức ưu tiên khác nhau thì hưởng điểm ưu tiên theo khu vực có thời gian đóng quân dài hơn.
2. Chế độ cộng điểm ưu tiên đại học theo đối tượng chính sách
Sau đây là nhóm các đối tượng chính sách được cộng điểm ưu tiên theo Điều 7 Quy chế tuyển sinh đại học 2022:
– Thí sinh thuộc nhiều diện đối tượng chính sách thì chỉ được tính một mức điểm ưu tiên cao nhất.
– Các mức điểm ưu tiên trên tương ứng với tổng điểm 03 môn theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi (không nhân hệ số). Nếu phương thức tuyển sinh sử dụng thang điểm khác thì mức điểm ưu tiên trên sẽ được quy đổi tương đương.
3. Lưu ý về điểm ưu tiên đại học từ năm 2023
3.1. Thí sinh chỉ được cộng điểm ưu tiên khu vực trong 2 năm
Từ năm 2023, thí sinh chỉ được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trên trong năm tốt nghiệp trung học phổ thông (hoặc trung cấp) và thêm 01 năm kế tiếp.
Xem thêm : 10 cách nấu cháo bồ câu cho bé ăn dặm đơn giản, dễ làm
Theo đó, mỗi thí sinh chỉ có 02 năm liên tiếp được cộng điểm ưu tiên khu vực. Sang năm thứ 03 thi lại đại học sẽ không được cộng điểm ưu tiên khu vực nữa.
3.2. Thí sinh có điểm thi càng cao, điểm ưu tiên càng giảm
Từ năm 2023, thí sinh đạt tổng điểm 03 môn từ 22,5 trở lên được xác định điểm ưu tiên theo công thức:
Điểm ưu tiên = [(30 – Tổng điểm đạt được)/7,5] x Tổng mức điểm ưu tiên
Theo công thức này, đối với các thí sinh có tổng điểm 03 môn từ 22,5 điểm trở lên – điểm thi càng cao thì mức điểm ưu tiên được cộng càng giảm.
Ví dụ:
Thí sinh có tổng điểm 03 môn là 24 điểm thì mức điểm ưu tiên được cộng chỉ còn 4/5 mức điểm ưu tiên tối đa được hưởng.
Thí sinh có tổng điểm 03 là môn 27 điểm thì mức điểm ưu tiên được cộng chỉ còn 2/5 mức điểm ưu tiên tối đa được hưởng.
Thí sinh có tổng điểm 03 môn là 30 điểm thì không được cộng điểm ưu tiên.
Trên đây là các quy định về chế độ cộng điểm ưu tiên đại học theo Quy chế tuyển sinh mới năm 2022. Nếu còn vướng mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp