Cường độ dòng điện là một trong những đại lượng quan trọng trong vật lý điện. Vậy hôm nay, anh em hãy cùng mình tìm hiểu khái niệm, đơn vị, ký hiệu, công thức tính ra sao trong bài viết này nhé:
Cường độ dòng điện là gì?
Cường độ dòng điện là giá trị cho chúng ta biết độ mạnh yếu của dòng điện bên trong mạch.
Bạn đang xem: Cường độ dòng điện là gì? Đơn vị, ký hiệu & công thức tính (2023)
Ngoài ra còn cho biết số lượng điện từ đi qua tiết diện của vật dẫn trong một đơn vị thời gian nhất định. Dòng điện càng mạnh thì c.độ d.điện càng lớn. (Mình sẽ viết tắt bằng cụm từ “c.độ d.điện” để anh em xem cho lẹ nhé, một phần cùng lười ?)
* Khái niệm có sự tìm hiểu, lấy tài liệu tại wikipedia.
→ Đơn vị đo
C.độ d.điện có đơn vị đo là Ampe, viết tắt là A.
→ Ký hiệu
C.độ d.điện có ký hiệu là I.
→ Ứng dụng cường độ dòng điện
Nếu chúng ta biết được độ mạnh yếu của dòng điện trong các thiết bị như thế nào, chúng ta có thể dễ dàng điều chỉnh cũng như duy trì dòng điện ổn định, không vượt qua giới hạn cho phép.
Chúng ta có các thiết bị ổn áp và aptomat để kiểm soát dòng điện. Những thiết bị này có khả năng đo lường cường độ dòng điện và tự động ngắt nguồn điện khi quá tải hoặc vượt giới hạn cho phép.
Có rất nhiều trường hợp người sử dụng điện bị giật điện do người dùng chạm vào dòng điện bị rò rỉ hay vật đang bị dẫn điện, những dòng điện quá cao còn có thể gây chết người. Vì thế kiểm soát được dòng điện nhờ biết được cường độ dòng điện như thế nào sẽ giúp bảo vệ mạng sống của chúng ta.
? Aptomat là gì? Cấu tạo & cách chọn aptomat
Công thức tính cường độ dòng điện
#1 Tính cường độ dòng điện của dòng điện không đổi
I = q/t (A)
Trong đó:
- I là cường độ dòng điện (A)
- q là điện lượng được chuyển qua tiết diện thẳng của 1 vật dẫn trong khoảng thời gian t (s).
- t là khoảng thời gian điện lượng được chuyển qua tiết diện thẳng của 1 vật dẫn.
#2 Tính cường độ dòng điện hiệu dụng
I = U/R
Trong đó:
- I là c.độ d.điện (A)
- U là hiệu điện thế (U)
- R là điện trở (Ω)
#3 Tính cường độ dòng điện cực đại
I = I0/√2
Trong đó:
- I là c.độ d.điện (A)
- I0 là c.độ d.điện cực đại (A)
#4 Tính c.độ d.điện bão hòa
I = n.e
Trong đó:
- n là số electron
- e là điện tích electron
#5 Tính c.độ d.điện 3 pha
I = P/(√3 x U x cosφ x hiệu suất)
Trong đó:
- P là công suất động cơ
- U là điện áp sử dụng
Phân biệt cường độ dòng điện và hiệu điện thế
Cường độ dòng điện và hiệu điện thế là 2 thứ có liên quan mật thiết đến nhau, bởi vì nếu muốn xuất hiện c.độ d.điện thì trước tiên ta phải có hiệu điện thế.
Cách để phân biết chúng như sau:
Cường độ dòng điện
- Khái niệm: là giá trị cho chúng ta biết độ mạnh yếu của dòng điện bên trong mạch.
- Ký hiệu và đơn vị: ký hiệu là I, đơn vị là Ampe (A)
Hiệu điện thế
- Khái niệm: cho thấy sự khác biệt điện áp giữa 2 điểm.
- Ký hiệu và đơn vị: ký hiệu là U, đơn vị là Vôn (V)
Hướng dẫn cách đo cường độ dòng điện
→ Đo c.độ d.điện bằng dụng cụ gì?
Ta có thể được đo bằng rất nhiều thiết bị, theo đó cũng sẽ có rất nhiều cách thức khác nhau đo. Các thiết bị tiêu biểu có thể kể đến như Ampe kế, đồng hồ vạn năng,… Nào, anh em mình cùng xem tiếp với 2 cách đo là đồng hồ ampe kìm & đồng hồ vạn năng
→ Cách đo cường độ dòng điện bằng đồng hồ ampe kìm
Xem thêm : Hệ thống tài chính là gì? Đặc trưng của hệ thống tài chính
Đo bằng đồng hồ ampe kìm là phương pháp đo 1 cách an toàn, dễ dàng và hiệu quả nhất cho anh em. Anh em hãy làm các bước sau để thực hiện đo:
- Bước 1: kiểm tra kỹ để đảm bảo đồng hồ hoạt động tốt, không có vấn đề.
- Bước 2: sử dụng núm vặn để điều chỉnh sang chế độ đo.
- Bước 3: mở họng kiềm và kẹp đoạn dây dẫn xung quanh hàm kẹp sao cho khít nhau.
- Bước 4: xem kết quả đo trên màn hình.
? Review 10 đồng hồ ampe kìm tốt, giá rẻ
→ Cách đo cường độ dòng điện bằng đồng hồ vạn năng
Đo bằng đồng hồ vạn năng cũng khá đơn giản, anh em hãy thực hiện đo qua các bước sau:
- Bước 1: chọn thang đo Ampe ở mức A-
- Bước 2: dây đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng Ampe.
- Bước 3: mắc nối tiếp VOM với dây pha để đo dòng.
- Bước 4: xem kết quả được hiển thị trên màn hình.
Bài tập dành cho học sinh
Nếu anh em nào còn đang ngồi trên ghế nhà trường, mình cũng có sưu tầm 2 bài tập để anh em luyện tập cũng như hiểu hơn về cường độ dòng điện. Anh em cùng mình luyện tập ngay dưới đây nha:
Bài tập được tham khảo trên VietJack.com
Bài C1 (trang 66 SGK Vật Lý 7)
Trên mặt ampe kế có ghi chữ A (số đo tính theo đơn vị ampe) hoặc mA (số đo tính theo đơn vị miliampe). Hãy ghi giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của ampe kế ở hình 24.2a và hình 24.2b vào bảng 1.
- Hãy cho biết ampe kế nào trong hình 24.2 dùng kim chỉ thị và ampe kế nào hiện số.
- Ở các chốt nối dây dẫn của ampe kế có ghi dấu gì? (xem hình 24.3).
- Nhận biết chốt điều chỉnh kim của ampe kế được trang bị cho nhóm em.
Lời giải
- Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của ampe kế được ghi trong bảng sau:
Bảng 1
Ampe kế GHĐ ĐCNN Hình 24.2a 100 mA 10 mA Hình 24.2b 6 A 0,5 A
- Ampe kế hình 24.2a và 24.2b dùng kim chỉ thị; ampe kế hình 24.2c hiện số.
- Ở các chốt nối dây dẫn của ampe kế có ghi dấu (+) (chốt dương) và dấu (-) (chốt âm).
- Theo dụng cụ thí nghiệm ở hình 24.3 thì chốt điều chỉnh kim loại của ampe kế là núm tròn rảnh ở giữa nằm ngay bên dưới gốc quay củà kim chỉ thị.
Bài C2 (trang 68 SGK Vật Lý 7)
Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây
- 0,175 A = … mA
- 0,38 A = … mA
- 1250 mA=… A
- 280 mA =… A.
Lời giải
- 0,175 A = 175 mA
- 0,38 A = 380 mA
- 1250 mA = 1,25 A
- 280 mA = 0,28 A
>>> 100+ Mã Sản Phẩm Dây Rút: https://mecsu.vn/san-pham/day-rut-nhua.5op
>>> 1000+ Mã Sản Phẩm Đầu Cosse: https://mecsu.vn/san-pham/dau-cosse.Q1j
Mời anh em đọc thêm:
- 1 Ampe bằng bao nhiêu W, V, mA?
- Công suất tỏa nhiệt là gì? Định luật Jun-Len-xơ cần biết
- Dòng điện trong kim loại là gì? Nhận biết hiện tượng nhiệt điện
Qua bài viết trên chắc chắn anh em đã được bổ sung thêm các kiến thức quan trọng về cường độ dòng điện. Mong rằng anh em có thể ghi nhớ và vận dụng các kiến thức này vào cuộc sống cũng như học tập của anh em. Cảm ơn và chúc anh em thật nhiều sức khỏe.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp