1. Đất trồng lúa là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP, đất trồng lúa là đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa. Cụ thể, theo Phụ lục 01 Thông tư 27/2018/TT-BTNMT, đất trồng lúa là đất:
- Ý nghĩa tuyệt vời của nốt ruồi tại khu vực xương quai xanh nam nữ
- Lễ cúng đổ mái tầng 1 đặt ở đâu? Cách sắm lễ và văn khấn chi tiết
- Tổng hợp văn khấn khai trương cửa hàng buôn bán, đầu năm 2024 đầy đủ và chi tiết nhất
- Tổng hợp 10 cách điều trị dị ứng da tại nhà đơn giản, nhanh chóng
- Phanh xích lô là gì? Té ngửa với “phanh xích lô” theo từ điển Gen Z
– Ruộng và nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên; hoặc
Bạn đang xem: Đất trồng lúa ký hiệu là gì? Ký hiệu đất trồng lúa nước còn lại
– Trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính và trường hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP, khoản 11 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP.
Trong đó, trường hợp đất trồng lúa nước có kết hợp nuôi trồng thủy sản thì ngoài việc thống kê theo mục đích trồng lúa nước còn phải thống kê theo mục đích phụ là nuôi trồng thủy sản.
2. Đất trồng lúa và đất trồng lúa nước còn lại ký hiệu là gì?
Cũng theo Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT, đất trồng lúa được ký hiệu là LUA.
Về phân loại đất trồng lúa gồm: Đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại, đất trồng lúa nương. Cụ thể:
– Đất chuyên trồng lúa nước: Là ruộng trồng lúa nước (gồm cả ruộng bậc thang), hàng năm cấy trồng từ 02 vụ lúa trở lên(gồm cả trường hợp có luân canh, xen canh với cây hàng năm khác hoặc có khó khăn đột xuất mà chỉ trồng cấy được một vụ hoặc không sử dụng trong thời gian không quá một năm).
Đất chuyên trồng lúa nước được ký hiệu là LUC.
– Đất trồng lúa nước còn lại: Là ruộng trồng lúa nước (gồm cả ruộng bậc thang), hàng năm chỉ trồng được một vụ lúa, kể cả trường hợp trong năm có thuận lợi mà trồng thêm một vụ lúa hoặc trồng thêm cây hàng năm khác hoặc do khó khăn đột xuất mà không sử dụng trong thời gian không quá một năm.
Đất trồng lúa nước còn lại được ký hiệu là LUK.
– Đất trồng lúa nương: Là đất chuyên trồng lúa trên sườn đồi, núi dốc từ một vụ trở lên, kể cả trường hợp trồng lúa không thường xuyên theo chu kỳ và trường hợp có luân canh, xen canh với cây hàng năm khác.
Đất trồng lúa nương được ký hiệu là LUN.
3. Sử dụng đất trồng lúa sai mục đích bị xử phạt thế nào?
Từ khái niệm về đất trồng lúa, có thể thấy đất trồng lúa được sử dụng vào mục đích chuyên trồng lúa, do đó trường hợp sử dụng đất trồng lúa để trồng cây ăn quả, cây hàng năm hay xây dựng nhà ở,… mà chưa được Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép được xác định là sử dụng đất trồng lúa sai mục đích.
Khi đó, căn cứ Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi sử dụng đất trồng lúa sai mục đích như sau:
Diện tích đất chuyển mục đích trái phép
Mức phạt
(triệu đồng)
Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng
Dưới 0,5 héc ta
02 – 05
Xem thêm : Song Ngư và Xử Nữ: Hợp nhau hay đối lập?
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta
05 – 10
Từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta
10 – 20
Từ 03 héc ta trở lên
20 – 50
Chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối
Dưới 0,1 héc ta
03 – 05
Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta
05 – 10
Xem thêm : Song Ngư và Xử Nữ: Hợp nhau hay đối lập?
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta
10 – 20
Từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta
20 – 30
Từ 03 héc ta trở lên
30 – 70
Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp
Dưới 0,01 héc ta
03 – 05
Xem thêm : Biểu hiện của ý chí nghị lực Nghị luận xã hội ý chí nghị lực
Từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta
05 – 10
Từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta
10 – 15
Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta
15 – 30
Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta
30 – 50
Xem thêm : Song Ngư và Xử Nữ: Hợp nhau hay đối lập?
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta
50 – 80
Từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta
80 – 120
Từ 03 héc ta trở lên
120 – 250
Trên đây là mức phạt áp dụng với hành vi vi phạm tại nông thôn, tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt này.
Bên cạnh đó, người có hành vi vi phạm còn phải buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả:
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất;
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Trên đây là giải đáp về Đất trồng lúa ký hiệu là gì? Ký hiệu đất trồng lúa nước còn lại thế nào? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp