MauXanh

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video lá cây trị tiêu chảy cho heo con

– Dây mơ lông (mơ tam thể) thường được sử dụng trị viêm ruột do lỵ trực trùng và bôi ngoài da trị eczema trên da heo.

– Ngoài ra một số cây quen thuộc như: Sả được dùng trị tiêu chảy, ho. Gừng chứa Gingerol có tính kháng khuẩn. Trầu không được dùng trị tiêu chảy, phỏng, rửa vết thương do có tác dụng ức chế vi khuẩn rất mạnh. Sâm đại hành phối hợp với vú sữa đất trị heo tiêu chảy kết hợp kiết lỵ. Xuân hoa được dùng trị tiêu chảy cho heo và toi gà hiệu quả. Rau sam, rau mương, rau dừa nước, lá bàng được dùng trị tiêu chảy heo con.

Thuốc nam trị bệnh lợn

2. Sử dụng phòng trị bệnh cho vật nuôi

Trị bệnh cho lợn: Đối với lợn, cây thuốc được sắc cho uống hoặc trộn trong thức ăn.

– Bệnh đóng dấu: Lá bồ công anh (1 nắm) + lá vòi voi (1 nắm). Lá kim ngân (80 g) + cam thảo (20 g). Lá tía tô (50 g) + chu sa (5cm) + sắn dây (20 cm) + hoạt thạch (40 g) + cam thảo (4g).

– Bệnh đậu: Ích mẫu (100 g) + kim ngân (100 g) + lá xoan (80 g) + lá khế (80 g) + lá chùm ruột (80 g) + lá ngải cứu (60 g) sắc cô lại, bỏ bã. Lá trầu không (1 nắm) vò xát lên mình. Lá kinh giới rang vàng trộn giấm và 1 chút muối xát lên mình. Cây chó đẻ (20 g) + kim ngân (16 g) + kinh giới (16 g) + cam thảo đất (16 g) dùng để uống. Dây kim ngân (50 – 100 g) + lá kinh giới (50 – 100 g) dùng để uống. Lá cỏ mực (50 g) + cỏ mần trầu (50 g) + rễ cây dứa dại (50 g) + lá mãnh cọng (50 g) dùng để uống.

– Bệnh tiêu chảy:

Trị tiêu chảy phân trắng heo con: Cây ba chẽ (20 g) + chó đẻ răng cưa (30 g) + lá hẹ (30 g) + hương nhu (16 g). Lá lốt (30 g) + ngải cứu (20 g) + lá sả (30 g) + lá xoài (20 g). Lá chùm ngây (50 g) + rau diếp cá (50 g) + lá tràm (16 g) + lá vối (20 g). Rễ cỏ xước khô (500 g) + gừng tươi (50 g). Gừng (2 g) + tỏi (5 g) + lá đu đủ (10 g). Tất cả sử dụng theo đường uống. Có thể sử dụng bột lá xuân hoa trộn vào thức ăn cho heo mẹ như dạng thức ăn bổ sung, hiệu quả tương đương với chủng ngừa vắc-xin phòng tiêu chảy.

Trị kiết lỵ: Lá cây ô rô (200 g) + đọt ổi (50 g). Lá mơ lông (300 g) + củ cây gai (100 g). Rau sam tươi (100 g) + cỏ sữa tươi (100 g) + cỏ mực (20 g); dùng để uống.

Trị thương hàn: Phòng bệnh bằng lá lốt (50 g) + lá xoài (20 g); hay lá ngải cứu (30 g) + lá sả (50 g). Trị bệnh bằng cây xuyên tâm liên (16 g) + kim ngân (12 g) + trắc bá diệp (16 g) + ngải cứu (12 g); lá lốt (20 g) + lá móng (16 g) + lá sả (30 g) + lá thông (16 g); lá sen cạn (20 g) + cây chó đẻ (50 g) + lá tràm (20 g) + tô mộc (12 g); kinh giới (12 g) + táo (5 trái) + quế chi (10 g) + gừng sống (10 g)

– Bệnh tụ huyết trùng: Phòng bệnh bằng cây kim ngân (20 g) + mã đề (50 g); diếp cá (100 g) + rau ngót (50 g). Tri bệnh bằng cây cỏ mực (16 g) + xuyên tâm liên (16 g) + tang bạch bì (12 g) + lá kim giao (12 g) + quyển bá xanh lục (16 g) + ý dĩ (12 g); tỏi (50 g) + cam thảo (30 g).

– Bệnh suyễn heo: Dành dành (10 g) + lá bạc hà (6 g) + cam thảo (5 g) + lúa chùm mễ (1 bông); lá khuynh diệp (50 g)

3. Trị bệnh cho gia cầm

Đối với gà, cây thuốc được sắc cho uống hoặc trộn vào thức ăn. Liều lượng nêu dưới đây thường được dùng cho 10 gà lớn, 20 gà giò hoặc 40 gà con theo mẹ.

– Bệnh bạch lỵ do Salmonella pullorum: Lá lốt (16 g) + ngải cứu (16 g) + lá xoài (12 g) + lá trầu không (12 g)

– Bệnh hô hấp mãn tính (CRD): Ba chẽ (20 g) + ké đầu ngựa (12 g) + trắc bá diệp (16 g) + hương nhu (16 g) + lá nha đam (12 g)

– Dịch tả gà (Newcastle): Các thảo dược sau được dùng phòng bệnh tương đối hiệu quả: Rễ cây lốt (20 g) + gừng khô (15 g) + gừng tươi (1 củ to) + xương truật (15 g); Lá tía tô (15 g) + xương bồ (10 g) + hoàng nàn chế (15 g) + bạc hà (10 g) + hương phụ (10 g). Sa nhân (10 g) + chỉ xác (10 g) + nhục đậu khấu (15 g) + quế chi (5 g) + hoàng liên (20 g) + lô hội (2 g); Trắc bá diệp (16 g) + nọc sởi (16 g) + chút chít (16 g) + hoàng đằng (12 g). Hoa kinh giới (50 g) + lá tía tô (25 g) + kim ngân hoa (25 g) + liên kiều (25 g) + bạc hà (25 g).

– Bệnh toi gà (tụ huyết trùng): Than gỗ (3 cục bằng ngón tay) + gừng sống (3 lát) + tiêu hột (8 hột) + tỏi (3 tép).

Nguồn: Nguyễn Vũ – Dân Việt