I – Lá đắng có tác dụng gì?
Cây lá đắng thuộc họ Ô rô có nguồn gốc từ Ấn Độ với nhiều tên gọi khác nhau như cây mật gấu, cây mã hổ… Loại cây thân gỗ này phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng Tây Bắc nước ta nên được trồng nhiều tại khu vực này. Cây lá đắng được nhận diện qua những đặc điểm điển hình như:
- Cây mật gấu khi trưởng thành thường cao từ 4 – 6m.
- Lá cây thường mọc kép, so le với nhau và mang hình dáng trông giống lông chim. Ngoài ra, lá cây lá đắng sẽ dài từ 20 – 40cm, 2 mép lá có răng nhọn. Phần lá này thường khá cứng, không có cuống.
- Gốc của cây lá đắng mang màu vàng nhạt, có hình tròn.
Đặc biệt, tất cả những bộ phận có trên cây lá đắng gồm cả gốc, thân, lá hay quả của nó đều có thể được dùng để chữa bệnh. Theo Đông y, cây lá đắng mang tính mát, mang mùi thơm nhẹ và có vị chát, có thể giúp giải nhiệt và cải thiện hoạt động tiêu hóa.
Bạn đang xem: 3 cách dùng cây lá đắng Tây Bắc chữa đau dạ dày hiệu quả
Trước khi có thuốc kháng sinh thì lá đắng lá thảo dược quen thuộc để ngăn ngừa viêm nhiễm. Ngoài ra, cây mật gấu được sử dụng để khắc chế chứng bệnh như sỏi mật, bệnh gan, viêm đại tràng, giải rượu, phòng ngừa nguy cơ béo phì…
Đặc điểm, hình dáng nhận biết cây lá đắng ở Tây Bắc
II – Cây lá đắng có chữa được bệnh dạ dày không?
Đông y xếp cây lá đắng vào nhóm thảo dược có tính mát, giải nhiệt tốt nên có khả năng chữa bệnh về dạ dày, đường ruột hiệu quả. Hoạt chất kháng viêm từ lá đắng hạn chế cơn đau nhói, khó chịu tại thượng vị đồng thời giảm đầy hơi, chướng bụng… sau khi bữa ăn.
Ngoài ra, các vitamin, khoáng chất cùng chất chống oxy hóa trong lá đắng có thể trung hòa lượng acid dịch vị dư thừa bên trong dạ dày. Từ đó kích thích nhu động ruột hoạt động nhịp nhàng và tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng.
Xem thêm : Đánh giá về câu chuyện Cô bé bán diêm
Vì vậy cây lá đắng được nhận định là thảo dược an toàn, lành tính với bệnh nhân có vấn đề liên quan đến tiêu hóa. Do đó bệnh nhân có thể sử dụng cây lá đắng chữa dạ dày để ổn định sức khỏe và nhanh hồi phục hệ tiêu hóa.
III – Mẹo dùng cây lá đắng (mật gấu) chữa bệnh dạ dày
Hiện nay, lá đắng được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để làm giảm biểu hiện khó chịu tại khu vực dạ dày. Dưới đây là một số mẹo dùng lá đắng được vận dụng rộng rãi trên thị trường như:
1. Uống nước sắc cây lá đắng
Nước sắc từ cây lá đắng có thể xoa dịu cảm giác nóng rát, đau nhức tại khu vực dạ dày. Muốn làm nước sắc cây lá đắng, bạn cần:
- Chuẩn bị: Thân, gốc hoặc lá của cây lá đắng tươi.
- Lấy phần của cây lá đắng đã chuẩn bị mang đi rửa sạch rồi chia thành từng khúc.
- Lá đắng đã cắt nhỏ để cho ráo nước rồi mang đi sấy hoặc phơi khô.
- Các phần của lá đắng đã sấy khô thì cất trữ trong hũ thủy tinh để sử dụng dần.
- Chuẩn bị khoảng 10g lá đắng khô sau đó nấu với 1l nước trong thời gian 10 – 15 phút.
- Cuối cùng gạn nước ra cốc rồi sử dụng từ từ trong ngày.
Bạn nên uống nước sắc cây lá đắng giữa những bữa ăn hàng ngày hoặc sau khi dùng rượu bia để kiểm soát cơn đau dạ dày tốt hơn.
Nước sắc từ cây lá đắng loại bỏ nhanh cảm giác khó chịu ở dạ dày
2. Dùng cây lá đắng ngâm rượu
Bạn có thể dùng lá đắng chữa dạ dày bằng cách ngâm rượu theo cách dân gian. Cách chuẩn bị lá đắng ngâm rượu cũng khá đơn giản, gồm có:
- Chuẩn bị gốc, rễ hoặc lá của cây lá đắng tươi, đem rửa sạch, thái nhỏ và sấy khô (hoặc bạn cũng có thể tìm mua trực tiếp cây lá đắng đã được sấy).
- Sau đó, bạn chỉ cần dùng lá đắng khô ngâm cùng rượu trong thời gian khoảng 10-15 ngày, đợi cho tới khi rượu chuyển sang màu vàng là có thể sử dụng.
Tuy nhiên, khi dùng rượu lá đắng, bạn đừng quên pha loãng rượu giảm nguy cơ gây hại cho dạ dày. Đặc biệt, rượu lá đắng không những có thể chữa bệnh tiêu hóa, mà còn tốt cho đường ruột, xương khớp…
3. Lá đắng kết hợp với mật ong
Xem thêm : Mẹ bầu có ăn được na không? Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu?
Thay vì chỉ sử dụng cây lá đắng, nhiều người thường kết hợp nó với mật ong để tăng hiệu quả trị bệnh dạ dày. Đó là bởi mật ong có chứa các thành phần chống viêm, có thể làm lành những vị trí niêm mạc dạ dày đang bị tổn thương.
Đối với cách dùng lá đắng kết hợp với mật ong thì có nhiều cách chuẩn bị. Tuy nhiên, cách phổ biến chính là dùng lá đắng đã sấy khô tán nhuyễn thành dạng bột mịn. Sau đó, bạn trộn chung bột cây lá đắng với mật ong, vo thành từng viên nhỏ, bảo quản trong hộp kín và sử dụng dần.
Dùng cây lá đắng phơi khô sau đó tán nhuyễn trộn với mật ong
III – Lưu ý khi dùng cây lá đắng trị dạ dày
Khi dùng cây lá đắng chữa dạ dày, bạn cần tìm mua nguồn nguyên liệu này từ những địa chỉ uy tín. Điều này khá quan trọng, bởi nó sẽ quyết định tới chất lượng của nguyên liệu và tác động đến hiệu quả trị bệnh dạ dày. Ngoài ra, người bệnh nên chú ý:
- Sử dụng lá đắng theo đúng các bước đã hướng dẫn để không tổn hại đến sức khỏe.
- Thành phần cây mật gấu chứa kháng sinh vì thế người bệnh dạ dày không nên lạm dụng. Bạn nên dùng khoảng 2 tuần sau đó ngưng sử dụng 1 tháng sau đó mới tiếp tục uống.
- Người bệnh lần đầu dùng lá đắng trị bệnh nên ưu tiên liều lượng thấp, theo dõi phản ứng sau khi sử dụng.
Bên cạnh đó, nếu phát hiện cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường như dị ứng khi dùng cây lá đắng, bạn cần ngưng sử dụng ngày và đi khám để dự đoán nguyên nhân, tìm hướng xử lý.
Cây lá đắng chữa dạ dày là loại thảo dược lành tính, có thể dùng để hỗ trợ giảm đau, giảm cảm giác khó chịu đối với những ca bệnh nhẹ. Tuy nhiên, hiệu quả mà thảo dược này mang lại khi trị bệnh dạ dày với mỗi người là không giống nhau, bạn cần theo dõi để tìm ra cách chữa bệnh phù hợp nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp