Giải nghĩa thành ngữ lá lành đùm lá rách nghĩa là gì

Thành ngữ, tục ngữ là một phần vô cùng quan trọng trong kho tàng văn học dân gian của Việt Nam. Những câu thành ngữ, tục ngữ này mang trong mình những giá trị to lớn cùng các bài học quan trọng là lời răn cho con cháu sau này trong cuộc sống thực tiễn, trong quá trình sinh hoạt và cả những con đường phát triển phía trước. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin giải thích ý nghĩa của thành ngữ lá lành đùm lá rách nghĩa là gì trong bài viết dưới đây cùng bài học đến từ ông cha bao đời.

Lá lành đùm lá rách là gì

Lá lành đùm lá rách là câu tục ngữ được đúc rút ra từ kinh nghiệm sống hàng trăm hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam ta. Ý nghĩa của câu thành ngữ này là khuyên răn con người phải có tình yêu thương, biết đùm bọc và giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

Câu tục ngữ lá lành đùm lá rách theo nghĩa đen có thể gợi ra cho người ta hình ảnh những và, những mẹ ở bên gánh xôi, hàng bánh dùng lá chuối, lá dong để gói đồ. Những chiếc bánh, bọc xôi của các bà được bọc hết lớp này đến lớp khác, lá rách xếp trước là lành xếp sau bọc hàng kín kẽ không có khe hở. Khi hiểu theo nghĩa bóng thì câu thành ngữ này được dùng để chỉ một đức tính vô cùng tốt đẹp trong cuộc sống của con dân Việt Nam ta. Theo lời răn do cha ông truyền lại câu tục ngữ muốn nói rằng con dân Việt Nam, anh em chung nhà cần che chở, đùm bọc lẫn nhau. Những người giàu giúp đỡ cho người nghèo, người khoẻ giúp đỡ người yếu. Những người có cuộc sống khá giả, sung túc nên giúp đỡ cho những người có cuộc sống khốn khổ, vất vả. Cùng nhau tiến lên, cùng nhau phát triển, cùng nhau bước tiếp để có được cuộc sống tốt hơn.

Tuy mỗi người trên thế giới này sinh ra đều có hoàn cảnh, cuộc sống khác nhau. Có người có cuộc sống sung túc, hạnh phúc cũng lại có những người phải chịu đựng cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh. Cũng vì thế việc chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau là việc thực sự cần thiết. Việc giúp đỡ người khác không chỉ giúp cuộc sống của người được giúp tốt hơn mà còn giúp cho những người đi giúp người cảm thấy hạnh phúc, an yên hơn trong cuộc sống hằng ngày. Đây cũng là lời khuyên nhủ mà cha ông chúng ta muốn gửi gắm thông qua câu thành ngữ lá lành đùm lá rách từ xưa đến nay.

Bên cạnh câu tục ngữ này thì văn học Việt Nam còn rất nhiều câu ca dao, tục ngữ khác cũng mang theo hàm ý răn dạy cách sống, đùm bọc lẫn nhau như:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Hay

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Mỗi câu thành ngữ, tục ngữ được lưu truyền trong dân gian Việt Nam đều muốn truyền đạt lại những bài học mà ông cha ta đã trải qua, đã vấp phải trong hàng trăm năm qua. Dân tộc Việt Nam ta đã cùng nhau vượt qua bao năm chiến tranh đau khổ để có được ngày hôm nay. Là một phần trong 4 anh em dân tộc Việt Nam cần phải nhớ rằng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, trong bất cứ thời đại nào thì chúng ta đều phải biết đoàn kết, biết chia sẻ, biết giúp đỡ và đùm bọc lẫn nhau để vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

Cho đến ngày nay, truyền thống này của ông cha ta vẫn chưa từng phai mờ. Những hành động thể hiện cho đức tính này có thể kể đến như những đợt phát động quyên góp cho các vùng gặp phải thiên tai, lũ lụt; những hoạt động thiện nguyện của các bạn thanh thiếu niên tại vùng sâu, vùng xa nhằm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, trẻ em cơ nhỡ; những căn nhà tình thương, lớp học miễn phí được xây dựng liên tục giúp đỡ cho đồng bào của chúng ta;…. Tất cả các hành động này đều như những tấm gương sáng làm toát lên vẻ đẹp của con người Việt Nam ta.

Là lành là gì

Lá lành trong câu tục ngữ lá lành đùm lá rách theo nghĩa đen được hiểu là những chiếc là còn nguyên vẹn. Những chiếc là lành lặn, to đều không có vết tích. Nếu hiểu theo nghĩa bóng thì từ lá lành được hiểu là những người có hoàn cảnh khá giá. Họ là những người có cuộc sống hạnh phúc, giàu có, có khả năng và được hưởng cuộc sống thoải mái.

Lá rách là gì

Lá rách trong câu tục ngữ lá lành đùm lá rách hiểu theo nghĩa đen chính là những chiếc lá không còn nguyên vẹn. Những chiếc là này có thể rách do bị sâu bệnh cũng có thể rách do phải hứng chịu nhiều sự giày vò đến từ mẹ tự nhiên. Nếu tìm hiểu theo nghĩa bóng thì lá rách chính là từ được dùng để nói về những người có hoàn cảnh khốn khó. Họ có thể là những người không có tiềm lực về kinh tế phải sống trong hoàn cảnh nghèo túng, khó khăn. Họ cũng có thể là những người dù không quá khốn khó về kinh tế nhưng lại phải sống trong cuộc sống bất hạnh, buồn tủi.

Dàn ý chứng minh câu tục ngữ lá lành đùm lá rách lớp 7

Sau những giải thích đơn giản về câu tục ngữ lá lành đùm lá rách là gì tại phía trên. Tiếp theo đây, chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn dàn ý chứng minh câu tục ngữ lá lành đùm lá rách lớp 7 trong phần tiếp theo đây.

Mở bài lá lành đùm lá rách

Dẫn vào giới thiệu câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.

Ví dụ:

  • Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là một đức tính đặc biệt nổi bật trong thế giới nhân sinh quan của mỗi con dân Việt Nam từ xưa đến nay. Nhờ những đức tính tốt đẹp này mà dân tộc ta đã vượt qua biết bao khó khăn, thử thách, biết bao trận chiến khó khăn, siết bao thiên tai, dịch bệnh. Nhờ có sự đoàn kết, tương thân tương ái mà Việt Nam ta đã đứng vững vàng giữa năm châu, bốn bể, ghi tên trên bản đồ thế giới. Để ca ngợi, lưu truyền lại đức tính này cho con cháu đời sau các ông cha ta cũng viết lên những câu ca dao, tục ngữ và “Lá lành đùm lá rách” chính là một trong số đó.
  • Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.
  • Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống đạo lý vô cùng tốt đẹp. Trong đó, lòng nhân ái luôn được đặt lên hàng đầu. Ông cha ta đã đúc kết nên câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách” nhằm khuyên bảo con cháu về lòng thương người, lối sống vị tha.
  • Tục ngữ đúc kết nhiều kinh nghiệm quý giá của dân tộc Việt Nam. Một trong số đó là câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” gửi gắm bài học về tinh thần tương ái.

Thân bài lá lành đùm lá rách

  1. Ý nghĩa câu tục ngữ
  • Nghĩa đen: Lấy lá gói đồ ăn. Thói quen dùng lá để gói bánh hoặc gói xôi, lấy lá rách bọc bên trong lá lành bọc bên ngoài.
  • Nghĩa bóng: “Lá lành” là những con người có cuộc sống tốt đẹp, “lá rách” là những con người có cuộc sống khốn khổ, vất vả.

=> Câu tục ngữ muốn khuyên răn con người phải có tinh thần đoàn kết, biết đưa tay giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, xuất phát từ tấm lòng nhân ái, yêu thương con người.

Ví dụ:

  • Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” thể hiện tinh thần tương thân tương ái, bao bọc, che chở những con người khó khăn hơn, và cả những chiếc lá rách nát, xấu xí để cuộc sống sẽ như một cái cây tươi tốt, đâm chồi nảy lộc. Những ý nghĩ sâu sắc ấy đã dạy cho chúng tôi một bài học về cách làm người, về cách ứng xử trong xã hội, trong cuộc sống này. Qua đó mỗi người cũng đã tự thấy được bổn phận, trách nhiệm của mình là phải bao bọc, chở che cho những con người bất hạnh hơn. Nói đúng ra là phải biết thương yêu, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau để cuộc sống bớt khổ đau, đói nghèo và bất hạnh.
  • Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta. Câu này cũng có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể “che chở” cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu.
  • Trong câu tục ngữ này nghĩa đen đơn thuần của nó là nói về chiếc lá lành đùm chiếc lá rách, những chiếc lá to đùm bọc chiếc lá nhỏ, nghĩa đen mang ý nghĩa hiện lên trên bề mặt ngôn từ nhưng ý nghĩa ẩn chứa của nó bên trong câu nói này lại mang những ý nghĩa sâu sắc và sự giáo dục con người một cách mạnh mẽ. Từ xưa đến nay truyền thống này đã được phát huy và ngày càng được củng cố trong đời sống xã hội. Lòng tương thân tương ái giúp đỡ những con người có số phận khó khăn bất hạnh là tấm lòng cao cả và đáng được khen ngợi nhất. Mỗi người chúng ta đã và đang hiểu những điều đó qua cuộc sống và đời sống của mỗi người. Những con người luôn luôn biết yêu thương và chia sẻ đồng cảm với tất cả con người.
  • Đầu tiên, xét về nghĩa đen, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình các bà, các mẹ khi gói bánh hay đồ ăn, thường bọc nhiều lớp lá lên nhau, lá rách xếp trước, lá lành xếp sau. Còn xét về nghĩa bóng, “lá lành” chỉ những con người có cuộc sống tốt đẹp, “lá rách” chỉ những con người có cuộc sống khốn khổ, vất vả. Như vậy, câu tục ngữ muốn khuyên răn con người phải có tinh thần đoàn kết, biết đưa tay giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, xuất phát từ tấm lòng nhân ái, yêu thương con người. Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng: có người sung sướng, có người khổ cực. Ngoài kia vẫn còn rất nhiều những mảnh đời bất hạnh, có cuộc sống khó khăn. Những đứa trẻ nghèo khổ không được học hành, những người già cả vất vả mưu sinh, những người phải gánh chịu thiên tai bão lũ… Vậy nên, chúng ta là những con người may mắn có cuộc đời hạnh phúc, cần có tấm lòng yêu thương và sẵn lòng giúp đỡ những phận đời cơ cực đó trong khả năng của mình. Đồng thời, mỗi người cũng không nên có thái độ, dè bỉu coi khinh, xa lánh những người mang phận “lá rách”. Sự thấu hiểu, thông cảm và sẻ chia góp phần làm cho xã hội ngày một tươi sáng hơn, khiến cho những con người cùng khổ có thêm niềm tin, động lực để phấn đấu trong cuộc sống.
  1. Liên hệ mở rộng
  • Trong cuộc sống còn rất nhiều những mảnh đời bất hạnh, có cuộc sống khó khăn: Những đứa trẻ nghèo khổ không được học hành, những người già cả vất vả mưu sinh, những người phải gánh chịu thiên tai bão lũ…
  • Chúng ta là những con người may mắn có cuộc đời hạnh phúc, cần có tấm lòng bao dung, nhân hậu, yêu thương và sẵn lòng giúp đỡ những phận đời cơ cực ấy bằng những khả năng mà chúng ta có.
  • Tránh đi những thái độ, dè bỉu coi khinh, xa lánh những người mang phận “lá rách”, thay vào đó chúng ta phải biết thấu hiểu, thông cảm và sẻ chia góp phần làm cho xã hội ngày một tươi sáng hơn, khiến cho những con người cùng khổ có thêm niềm tin, động lực để phấn đấu trong cuộc sống.
  • Khi giúp đỡ người khác chúng ta sẽ có được niềm vui, sự thanh thản trong tâm hồn, khiến cho trái tim chúng ta trở nên tươi sáng và yêu đời hơn.
  • Nêu một số hành động thể hiện cho câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.

Ví dụ:

  • Tất cả đều nói lên truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Để phát huy truyền thống đó rất nhiều chương trình được tổ chức với ước muốn có thể giúp đỡ, chia sẻ với người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn như chương trình “Lục Lạc Vàng”, tặng trâu cho những gia đình hộ nghèo, tuy là hành động nhỏ nhưng cũng phần nào sẻ chia phần nào về nỗi lo cơm áo. Các chương trình tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung để chia sẻ những mất mát mà bà con phải gánh chịu, đặc biệt các chương trình hỗ trợ học bổng cho các bạn nhỏ không có cơ hội đến trường như bao bạn cùng trang lứa, đó cũng là trao cho các em cơ hội đến trường, cơ hội để bước đến những thành công. “Của ít mà lòng nhiều” đó là tất cả để nói về những người biết nhường cơm sẻ áo, biết lấy cái có của mình để san sẻ cho những người cần nó. Với những người có tấm lòng như vậy là cơ sở để xây dựng một xã hội tốt đẹp, là cơ sở tạo dựng nên sức mạnh đoàn kết dân tộc đẩy lùi được bao cuộc tấn công xâm lược của kẻ thù.
  • Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là quyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.
  • Suy rộng hơn nữa, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” không chỉ là lời khuyên “hãy giúp người” mà thực ra, giúp người chính là giúp mình. Vì sao vậy? Nếu muốn toàn xã hội như một cái bánh thơm ngon thì một chiếc lá lành không làm được gì cả. Chiếc lá lành phải đùm lá rách mới làm cho chiếc bánh chắc và thơm ngon. Vậy khi chiếc lá rách an toàn thì chiếc lá lành cũng bình yên. Hơn nữa, khi ta đem lại hạnh phúc, niềm vui cho người khác cũng chính là lúc lòng ta dâng lên một niềm hạnh phúc như câu danh ngôn nổi tiếng: “Niềm hạnh phúc của một người là đem lại niềm vui cho nhiều người”. Thật vậy, qua những lần bão lụt ở miền Trung hoặc lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long, nhiều người đã dành nhiều thời gian, công sức, tiền của để cứu trợ đồng bào gặp nạn. Họ xem đó là niềm vui vì được chia sẻ nỗi đau cùng đồng bào. Tinh thần tự nguyện ấy thật đáng quý.

Kết bài lá lành đùm lá rách

Nêu cảm nhận cá nhân về câu tục ngữ.

Ví dụ:

  • Lá lành đùm lá rách đã để lại bài học quý giá cho mỗi con người, nó không chỉ để lại những giá trị to lớn cho cuộc sống mà còn lại những tình cảm chân thành và đáng chân trọng nhất. Trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều những con người có trái tim nhân hậu, lòng nhân hậu đó luôn luôn được thể hiện qua sự thể hiện sự đồng cảm, cảm thông sâu sắc đến mọi người. Trong xã hội của chúng ta nếu xuất hiện những con người như vậy xã hội này sẽ ngập tràn tình yêu thương và lòng nhân ái, sự trìu mến, đoàn kết vì một xã hội giàu tình yêu thương của con người, sự đoàn kết của một dân tộc giàu truyền thống. Mỗi người chúng ta nên học hỏi và phát huy được truyền thống quý báu của dân tộc để từ đó phát huy mạnh mẽ được giá trị và truyền thống của dân tộc ta, những truyền thống cao cả và cần thiết trong một xã hội hiện đại ngày nay, câu tục ngữ này đã để lại những bài học vô cùng quý giá và cần thiết ở mỗi con người.
  • Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.
  • Trong cuộc sống này, luôn có kẻ mạnh người yếu. Những người yếu thế trong xã hội là những người cần được bảo vệ, chở che và cần sự giúp đỡ, cảm thông của mọi người. Hơn ai hết, bạn hãy có một cái nhìn đồng cảm với những mảnh đời kém may mắn trong xã hội này. Và đừng bao giờ dễ dàng thốt ra những lời than vãn về cuộc sống của mình. Bởi lẽ còn rất nhiều người mong muốn có một cuộc sống như bạn. Nên hãy tập vươn lên đừng chùn bước và giúp đỡ mọi người xung quanh nếu có thể nhé.
  • Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” giản dị mà sâu xa, đơn sơ mà có giá trị lâu bền. Đó là một trong những nền tảng đạo đức của dân tộc Việt Nam, chứa đựng tinh thần nhân ái, nhân bản cao cả. Em sẽ luôn luôn ghi nhớ câu tục ngữ này và thực hiện thật tốt trong mọi hoàn cảnh.

Giải thích câu tục ngữ thương người như thể thương thân

Như đã nói ở trên, dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc vốn có truyền thống đạo lý vô cùng tốt đẹp. Truyền thống của Việt Nam ra được xây dựng, phát triển trên nền tảng và tư tưởng nhân đạo. Một trong số những phẩm chất cao cả của con người Việt Nam chính là tinh thần tương thân tương ái, lối sống vị tha, lòng bao dung luôn mong muốn giúp đỡ người khác. Từ xưa đến nay, ông cha ta luôn sống và dạy dỗ con cái thông qua những câu ca dao, tục ngữ. Một trong những câu tục ngữ thường được cha ông dùng để răn dạy con cháu nhiều nhất chính là câu “thương người như thể thương thân”.

Muốn hiểu rõ ý nghĩa của câu tục ngữ ngày chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa của “thương thân” và “thương người” trong câu thương người như thể thương thân. Nếu đặt hai vế thương thân và thương người lên một mối tương quan so sánh chúng ta sẽ nhận thấy được những nét tương đồng trong ý nghĩa của câu tục ngữ này. Chỉ khi hiểu được ý nghĩa thực sự của từng vế sau đó lại tìm hiểu ý nghĩa của toàn câu như vậy chúng ta mới có thể hiểu rõ được ý nghĩa trọn vẹn của toàn câu “thương người như thể thương thân”.

Theo một lẽ tự nhiên trong cuộc sống ai lại không yêu bản thân hơn người khác. Dù là anh em trong một nhà cũng có nhiều người yêu bản thân mình hơn cả. Thế nhưng, yêu bản thân một cách thái quá cũng sẽ dẫn đến những biểu hiện lệch lạc như những hành động ích kỷ, chỉ biết đến mình, không quan tâm đến những người xung quanh có vui hay buồn, sướng hay khổ kể cả sự sống chết của người khác. Tệ hơn nữa là những thói xấu của sự ích kỷ, vị kỷ thường đi đôi với việc hại người lợi mình làm nên những hành động đáng lên án.

Vậy như thế nào là thương người như thể thương thân? Người ở đây là những người xung quanh ta như anh em, cha mẹ, hàng xóm láng giềng, họ hàng hay những người đồng hương tại nơi xa lạ,… Việc thương người như thể thương thân chính là muốn con người ta phải biết cách đặt mình vào vị thế của người khác. Phải biết yêu thương người khác như chính bản thân mình. Biết chia sẻ, cảm thông, biết giúp đỡ người khác như cách mà mình muốn người khác đối xử với chính mình. Thương người cũng chính là thương mình, giúp người cũng chính là giúp mình trong tương lai, hiểu cho người cũng chính là hiểu cho chính mình.

Sống theo lối sống nhân ái cao cả không phải là một chuyện dễ dàng. Một người muốn sống cho người khác cần phải có một tấm lòng trong sáng, một trái tim nhân hậu giàu đức hi sinh. Tất cả những đức tính này không phải con người vừa sinh ra đã có mà nó là kết quả của cả một quá trình tu tâm, dưỡng tính trong một thời gian lâu dài.

Câu tục ngữ này khuyên chúng ta cần thương yêu giúp đỡ người khác bởi cuộc đời này không ai có thể sống lẻ loi. Mỗi người đều phải có gia đình, bạn bè, họ hàng hay những người hàng xóm thân cận xung quanh là những người có mối quan hệ máu thịt thiêng liêng. Nhận thức rõ điều ấy nên ông bà ta dạy dỗ con cháu từ thuở còn trứng nước bằng những lời ru êm dịu bên nôi: Khôn ngoan đối đáp người ngoài, Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. Anh em như chân với tay, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. Chị ngã, em nâng. Tay đứt ruột xót…

Trên đây là giải thích cho câu tục ngữ lá lành đùm lá rách nghĩa là gì cùng dàn ý cơ bản cho bài văn chứng minh câu tục ngữ. Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu hơn về câu thành ngữ lá lành đùm lá rách cùng cách để viết 1 bài chứng minh câu tục ngữ này.

Xem thêm: Tăng xông là gì? Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị

Thắc mắc –

  • Tăng xông là gì? Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị

  • Dị hoá là gì? Định nghĩa, các giai đoạn trong dị hoá

  • Peekaboo là gì? Sự thật về trò chơi peekaboo cho trẻ nhỏ

  • Goodgirl nghĩa là gì? Tìm hiểu về hội chứng goodgirl

  • Bipolar disorder là gì? Những điều cần biết về bipolar disorder

  • Dính thắng lưỡi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng bệnh

  • Năng lượng gốc là gì? Thực hư năng lượng gốc chữa bệnh