04:00 10/06/2022
- 1 cái kẹo Dynamite bao nhiêu calo? Ăn kẹo Dynamite có béo không? Chuyên gia bật mí
- Cờ đỏ sao vàng – biểu tượng thiêng liêng đặc biệt của dân tộc Việt Nam
- Gia tốc trọng trường là gì?
- Chuyện thú vị về hai thầy giáo nổi danh thời Trần
- Có được đổi nguyện vọng sau khi biết điểm, khi nào có điểm thi THPT quốc gia 2023?
Nhãn lồng còn có nhiều tên gọi khác như dây nhãn lồng, cây lồng đèn, cây chùm bao, nhãn lồng rừng, rau nhãn lồng, lạc tiên…
Bạn đang xem: Công dụng của Nhãn Lồng
Tên khoa học: Passiflora foetida L
Họ: Passifloraceae (Lạc Tiên).
Nhãn lồng là loại dây leo, thân mềm và có nhiều lông tơ. Lá nhãn lồng mọc so le với nhau và có hình trái tim với độ dài trung bình khoảng 6-10cm, rộng khoảng 5-8cm. Đáy lá hình tim, các mép lá gợn sóng và có cuống lá dài khoảng 7-8cm.
Hoa mọc đơn độc có màu trắng hoặc tím nhạt và có 5 cánh. Xung quanh hoa thường có các tua rua màu xanh bao bọc bên ngoài, bên trong là các màu tím trên các mặt tua và trong cùng là các lông tơ nhỏ, mịn. Thường ra hoa vào khoảng 4-5 hằng năm.
Xem thêm : Tại sao chúng ta cần phải bảo vệ môi trường?
Trái nhãn lồng có hình tròn giống quả trứng cút, sống màu xanh, chín màu vàng ươm. Bên trong có các hạt nhỏ bọng nước li ti và chứa các chất dịch. Trái chín vào tháng 5-7 hằng năm, khi ăn có vị ngọt, rất giàu Vitamin, trẻ con ở Nam bộ rất thích.
Theo Đông y, nhãn lồng là thảo dược quý, có tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến hệ thần kinh, đặc biệt là bệnh mất ngủ, lo lắng, bồn chồn, bức rứt không yên. Ngoài ra, nước nhãn lồng còn có tác dụng mát gan, thanh nhiệt, giải độc cơ thể hiệu quả.
Bộ phận dùng: Hầu hết toàn bộ các bộ phận, bao gồm lá, dây, trái. Tất cả đều được dùng để làm thuốc trị bệnh.
Nhãn lồng từ xa xưa đã được ông cha ta truyền tai nhau về những tác dụng chữa bệnh an thần hiệu quả, giúp giấc ngủ được sâu hơn vì nó chứa thành phần Alcaloid. Bên cạnh đó, cây thuốc còn chứa một hàm lượng lớn thành phần Flavonoid có tác dụng chữa các bệnh về tim mạch.
Bài thuốc chữa bệnh từ nhãn lồng
– Điều trị đau bụng do nhiệt táo, ho do phế nhiệt: Theo nhiều tài liệu cho biết, hàm lượng vitamin C trong nhãn lồng rất dồi dào nên khi sử dụng loại cây này sẽ chữa được các bệnh liên quan đến cổ họng nhất là căn bệnh phổ biến thường gặp như: Cảm cúm, cảm lạnh, ho do phế nhiệt.
Chuẩn bị 20-30g nhãn lồng, phơi khô, đem đi rửa sạch và nấu với nước uống hằng ngày sẽ thấy tác dụng rõ rệt.
Xem thêm : Mã định danh có phải là số căn cước công dân không?
– Giúp an thần, dịu dây thần kinh, chữa mất ngủ: Chuẩn bị 10g dây nhãn lồng, 4g tim sen, 15g lá vông nem. Đem tất cả đun sôi với 1,5 lít nước. Uống hết trong ngày, duy trì trong vòng 1 tháng sẽ phát huy được công dụng hiệu quả.
Bài thuốc uống này còn có tác dụng cho những người bị stress, thần kinh căng thẳng, dễ cáu gắt, nóng giận.
– Điều trị suy nhược, hồi hộp, lo âu: Chuẩn bị 20g nhãn lồng, 10g cỏ tre, 12g lá vông nem, 10 trái đại táo, xương bồ 6g, cây cỏ mực 15g, lá dâu tằm 10g. Cho tất cả các dược liệu vào nồi với 600ml nước, nấu sôi. Khi nước chỉ còn khoảng 200ml thì tắt bếp. Chia ra 2 lần, uống trong ngày. Sử dụng 1 tháng kiên trì sẽ cho kết quả tốt.
– Mát gan, nhuận trường: Dùng 5g trái nhãn lồng chín, bổ đôi trái, chỉ lấy phần trong chất dịch của trái, nấu với 1 lít nước sôi, 250g đường cát trắng. Để nguội, dùng làm thức uống.
Ngoài ra, đọt nhãn lồng nấu thành các món canh. Món này giúp cho cơ thể nạp được nhiều lượng Vitamin, đặc biệt là Vitamin B2 có lợi cho sức khỏe, giúp cơ thể được thanh lọc và chống lại các Cholesterol có hại.
Một số lưu ý khi sử dụng cây (dây) nhãn lồng: Rau nhãn lồng có tính nhuận tràng cao, làm tăng co bóp ruột, phụ nữ có bầu và sau khi sinh không nên trực tiếp, tốt nhất nên nấu nước hoặc pha trà uống để đảm bảo an toàn. Nên uống nước nhãn lồng khi còn nóng và không dùng nước trà để qua đêm vì dễ bị thiu, gây đau bụng.
Nguồn: Tổng hợp từ Internet
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp