Câu 12. Khái niệm sản xuất vật chất, phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất. Nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. Ý nghĩa của việc nắm vững quy luật này trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.

Mac Lenin

a, Các khái niệm:

Sản xuất vật chất: là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.

+ Các tính chất cơ bản: Tính khách quan; tính mục đích; tính lịch sử – xã hội, tính sáng tạo

+ Các nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất vật chất: hoàn cảnh địa lý TN, điều kiện dân số, phương thức SX. Các nhân tố này có mối quan hệ với nhau, phương thức sản xuất đóng vai trò quyết định.

Lực lượng sản xuất là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần tạo thành sức mạnh thực tiễn cải biến thế giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn, phát triển của con người

+ Biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất

+ Thể hiện năng lực thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất

+ Bao gồm:

  • Người lao động: Trí lực và thể lực

  • Tư liệu SX: Tư liệu lao động (Công cụ lao động và tư liệu khác)

Đối tượng lao động (Có sẵn tự nhiên và đã qua chế biến)

Phương thức sản xuất dùng để chỉ cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội. Phương thức sản xuất là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tương ứng.

Quan hệ sản xuất: là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội)

+ Bao gồm: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ thức và quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối SP lao động. Ba mặt trong QHSX luôn gắn bó với nhau, quan hệ sở hữu có ý nghĩa quyết định đối với các quan hệ khác.

b, Nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất

* Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất

– Quan hệ sản xuất phụ thuộc lực lượng sản xuất

– Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất thống nhất trong phương thức sản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề

– Trong 2 yếu tố cấu tạo nên phương thức sản xuất:

+ LLSX làm thay đổi phương thức SX, sự thay đổi này là do sự thay đổi của công cụ lao động, công cụ lao động thay đổi là do trình độ con người áp dụng vào quy trình sản xuất

+ Sự vận động và phát triển của LLSX quyết định và làm thay đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp

– Sự thống nhất giữa LLSX và QHSX có nhiều mâu thuẫn:

+ LLSX thường xuyên biến đổi, QHSX tương đối ổn định. Sự phát triển của LLSX đến 1 trình độ nhất định làm cho QHSX từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp, lúc ấy QHSX trở thành xiềng xích kìm hãm sự phát triển của LLSX

+ Sự phát triển của LLSX dẫn đến sự thay thế QHSX cũ bằng QHSX mới

=> PTSX cũ mất đi, PTSX mới ra đời

* Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất:

– Nếu QHSX phù hợp trình độ LLSX sẽ làm cho LLSX phát triển

– Nếu QHSX không phù hợp với trình độ của LLSX thì nó sẽ là xiềng xích làm kìm hãm LLSX phát triển

– Việc giải quyết mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX phải thông qua nhận thức và cải tạo xã hội của con người, trong xã hội có giai cấp thì phải thông qua đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội.

c, Ý nghĩa của việc nắm vững quy luật này trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay

– Để xác lập, hoàn thiện hệ thống quan hệ sản xuất của xã hội, cần phải căn cứ vào thực trạng (tình hình thực tế) phát triển của lực lượng sản xuất hiện có để xác lập nó cho phù hợp chứ không phải căn cứ vào ý muốn chủ quan. Chỉ có như vậy mới có thể tạo ra được hình thức kinh tế thích hợp cho việc bảo tồn, khai thác – sử dụng, tái tạo và phát triển lực lượng sản xuất của xã hội.

– Khi đã xuất hiện mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất đang kìm hãm sự phát triển đó thì cần phải có những cuộc cải biến (cải cách, đổi mới,…) mà cao hơn là một cuộc cách mạng chính trị để có thể giải quyết được mâu thuẫn này.

– Phát triển lực lượng sản xuất: công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng lực lượng sản xuất tiên tiến. Coi trọng yếu tố con người trong lực lượng sản xuất.

– Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đảm bảo sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của LLSX, nhằm phát huy mọi tiềm năng vốn có của lực lượng sản xuất ở nước ta

– Từng bước hoàn thiện QHSX XHCN. Phát huy vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước. Nâng cao sự quản lý của nhà nước đối với các thành phần kinh tế, đảm bảo các thành phần kinh tế phát triển theo định hướng XHCN.