Theo Y Học Cổ Truyền, quả sầu đâu có vị đắng, tính hàn, đi vào kinh đại trường. Quả sầu đâu có tác dụng táo thấp, sát trùng, thường được dùng để chữa sốt rét, người tỳ vị hư nhược nôn mửa không được dùng.
Quả sầu đâu là một loại thuốc chữa bệnh lỵ đã được dùng lâu đời ở nhiều nước nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Ở nước ta vị thuốc sầu đâu được ghi với tên “xoan rừng” trong bộ Nam dược thần hiệu của cụ Tuệ Tĩnh (thế kỷ 17).
Bạn đang xem: Cây sầu đâu có tác dụng gì?
Cách sử dụng quả sầu đâu: Mỗi ngày dùng 10 – 14 quả, cũng có thể dùng tới 20 quả, đem tán nhỏ, làm thành viên 0,10g toàn quả hoặc 0,02g nhân đã khử dầu để uống. Uống liên tục trong 3 – 4 ngày cho đến một tuần lễ.
Xem thêm : Uống thuốc say xe khi nào để đạt hiệu quả?
Các chuyên gia khuyên dùng chỉ uống trong 1 – 2 ngày là khỏi, nhưng nên uống liền trong 5 – 7 ngày cho bệnh hết hẳn. Có thể bỏ vỏ, và ép hết dầu vì dầu quả sầu đâu có tính chất kích thích, gây nôn và tiêu lỏng. Ngoài công dụng chữa lỵ, quả sầu đâu còn có tác dụng chữa tiêu lỏng, viêm ruột thừa và chữa sốt rét.
Có thể dùng quả sầu đâu dưới dạng thụt: Lấy 20 – 30 hạt quả sầu đâu giã nhỏ, ngâm vào 200ml dung dịch Natri bicarbonat 1% trong 1 – 2 giờ, sau đó lọc lấy nước để thụt giữ.
Tuy nhiên, nha đảm tử có độc, nếu uống quá liều có thể gây đau bụng, nôn mửa, kém ăn, người mệt. Khi thụt thì ít có hiện tượng ngộ độc hơn. Khi uống với liều như trên thường không xảy ra hiện tượng ngộ độc nào, hoặc chỉ khiến cho người bệnh nôn nao, buồn nôn, ngừng thuốc sẽ hết ngay.
Xem thêm : Thời gian tối đa sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu thì an toàn?
Để điều trị sốt rét, mỗi lần uống 1g hạt sầu đâu, ngày uống 3 lần sau bữa ăn, uống liền 4 – 5 ngày.
Đối với trẻ em việc sử dụng hạt sầu đâu hoặc dầu để uống không an toàn. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể xảy gặp phải các phản ứng phụ nghiêm trọng trong vòng vài giờ sau khi dùng dầu sầu đâu.
Dầu và vỏ cây sầu đâu không an toàn khi uống trong thai kỳ vì nó có thể gây sẩy thai.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp