Mặc dù vậy, rủi ro này vẫn có thể xảy ra. Do đó, bạn cần lựa chọn vòng lắc phù hợp với bản thân nhé.
5. Làm tăng nguy cơ thoát vị bẹn
Xem thêm : Kèo 3/4 Là Gì? Cách Chơi Kèo Chấp 3/4 Chuẩn Nhất
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn lắc vòng có tác hại gì, thì cần hiểu rằng, bất kỳ bài tập thể dục lặp đi lặp lại nào làm căng cơ bụng đều có thể dẫn đến thoát vị bẹn, điển hình là lắc vòng. Tuy nhiên, tình trạng này còn có thể do các yếu tố khác gây ra, chẳng hạn như đứng lâu, đi bộ nhiều giờ hoặc do di truyền.
Để tránh bị thoát vị bẹn do lắc vòng giảm eo, bạn chỉ nên lắc vòng 15-30 phút là tối đa và đảm bảo không tập quá sức.
6. Gây kích ứng da là tác hại của lắc vòng giảm eo
Vòng lắc có thể được làm từ nhựa hoặc gỗ bọc bằng băng dính. Một số vòng khác không được bọc ngoài nhưng thường được chà nhám ở bên trong để tạo ma sát khi lắc. Những chất liệu này có thể gây kích ứng da, nhất là khi bạn để vòng lắc tiếp xúc trực tiếp với da.
Hơn nữa, ma sát giữa vòng và bụng trong quá trình lắc cũng có thể khiến da bị kích ứng. Do đó, cách tốt nhất để tránh điều này là mặc quần áo che phủ vùng da tiếp xúc với vòng lắc.
7. Bầm tím
Tác hại cuối cùng của việc lắc vòng, cũng là nhược điểm phổ biến nhất của bộ môn này, đó là tình trạng bầm tím. Điều này thường xảy ra ở những người mới bắt đầu lắc vòng hoặc đang tập các kỹ thuật lắc vòng mới.
Bầm tím có thể xảy ra ở vùng quanh eo, lưng, hông, tay, chân, đầu gối, thậm chí là vùng đầu, mặt, khi vòng vô tình rơi vào những vị trí này. Hơn nữa, nếu bạn lắc vòng với cường độ cao, kéo dài thì có thể gây áp lực lặp đi lặp lại lên một bộ phận cơ thể. Áp lực này có thể làm vỡ các mạch máu nhỏ gần bề mặt da và gây ra vết bầm tím.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp