[Gợi ý] Thực đơn cho người già hàng ngày đủ dinh dưỡng

Một vấn đề không thể bỏ qua khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đó là chế độ dinh dưỡng. Vì vậy việc xây dựng một thực đơn cho người già đảm bảo khoa học , đầy đủ các chất sẽ giúp cải thiện sức khỏe thể chất cho người cao tuổi một cách hiệu quả.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người già

Nguyên tắc chung

  • Thực đơn cho người già trong mỗi bữa ăn hàng ngày phải đáp ứng đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể
  • Các bữa ăn nên có những thực phẩm mềm giúp người già dễ tiêu hoá, đồng thời không thể bỏ qua các món canh
  • Một ngày người cao tuổi ăn đủ 3 bữa sáng – trưa – tối, có thể thêm các bữa phụ với các món đơn giản như trái cây, sữa,…
  • Cần lên lịch rõ ràng cho thực đơn để theo dõi các lượng chất nạp vào cơ thể
  • Phải theo dõi sức khoẻ người già và khám định kì 3-6 tháng/lần

Nguyên tắc về các nhóm chất

Thực đơn cho người già hàng ngày cần cân đối 4 nhóm bao gồm chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất.

thực đơn cho người già

Trong thực đơn cho người già cần cân đối 4 nhóm chất dinh dưỡng

Về chất đạm: Người cao tuổi thường gặp tình trạng suy giảm miễn dịch, gầy yếu hay suy giảm trí nhớ do nguyên nhân hấp thụ đạm kém khiến cơ thể thiếu hụt chất đạm. Chính vì vậy, khi xây dựng thực đơn cho người già, bạn cần bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu và sản phẩm từ đậu

Về tinh bột: người cao tuổi không nên ăn quá nhiều tinh bột mà chỉ nên dừng ở mức vừa phải, một bữa có thể ăn 1-2 bát cơm và bổ sung nhiều rau xanh hoặc các loại khoai để có thêm chất xơ.

Về chất béo: Nên ưu tiên cho người già sử dụng các chất béo chưa no như dầu thực vật, đồng thời để tốt cho tim mạch thì nên bổ sung thêm omega 3

Về vitamin và khoáng chất: Để tăng sức đề kháng cho người cao tuổi cần bổ sung vitamin C, D,…và các khoáng chất như kẽm, sắt, canxi,…Bạn có thể bổ sung các vitamin và khoáng chất này thông qua nguồn thực phẩm tự nhiên hoặc thông qua các thực phẩm chức năng khác.

>> Xem thêm:

  • [Bật Mí] 10 Cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà
  • Các dịch vụ dành cho người cao tuổi

Người già nên ăn những gì?

Ăn các loại khoai

Các loại khoai như khoai lang, khoai sọ,…có thể sử dụng để cung cấp tinh bột thay thế gạo. Khoai lang ít năng lượng nhưng mang lại cảm giác no, không gây béo, đồng thời chứa nhiều chất xơ tốt cho tiêu hoá, đào thải được cholesterol và giúp người cao tuổi ngăn ngừa ung thư đại tràng

Ăn nhiều rau xanh và trái cây

Người cao tuổi nên ăn khoảng 300g rau xanh và 100g trái cây chín mỗi ngày. Thự đơn cho người già có rau xanh và trái cây tươi sẽ giúp cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể, đồng thời mang lại cảm giác no, giúp hạn chế ăn nhiều cơm, đồng thời các chất xơ trong rau xanh cũng kích thích nhu động ruột, làm giảm tình trạng táo bón.

Ăn cá, vừng, các loại đậu

Các thực phẩm này sẽ giúp bổ sung chất đạm vì vậy rất cần thiết trong thực đơn cho người già. Bạn nên cho người cao tuổi ăn cá 3 bữa/tuần. Bên cạnh đó, cá có thể kho nhừ để ăn được cả xương, giúp bổ sung được thêm canxi cho người cao tuổi.

thực đơn cho người cao tuổi

Thực đơn cho người già nên có khoảng 3 bữa cá/tuần

Uống sữa và sử dụng các chế phẩm từ sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, váng sữa, sữa chua,…giúp người cao tuổi được cung cấp các chất dinh dưỡng như: vitamin A, B12, D, protein, chất béo và đặc biệt là canxi – giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa bệnh loãng xương ở người cao tuổi đồng thời hỗ trợ các chức năng thần kinh và cơ bắp.

Uống đủ nước

Mặc dù có ít cảm giác khát nước nhưng người cao tuổi vẫn nên uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để giúp thận hoạt động tốt hơn, bài tiết được các chất cặn bã đồng thời giúp người cao tuổi hạn chế bị táo bón.

Những thực phẩm người cao tuổi cần hạn chế

Bên cạnh việc chú ý về chế độ dinh dưỡng, người cao tuổi cũng cần hạn chế một số loại thực phẩm để tránh mắc các bệnh ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Khi xây dựng thực đơn cho người già, bạn cần lưu ý hạn chế các thực phẩm dưới đây

Thịt đỏ và chất béo

Người cao tuổi thường khó hấp thụ các loại thịt đỏ như thịt lợn hay thịt bò nên nếu ăn nhiều có thể ảnh hưởng đến gan và hệ tiêu hoá của người già. Bên cạnh đó cũng cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo vì nó làm tăng lượng cholesterol trong máu, dẫn đến các bệnh về tim mạch. Nên dùng các chất béo có nguồn gốc từ thực vật thay vì động vật.

Giảm muối, mắm, tương

Người già không nên ăn quá mặn vì ăn mặn có nguy cơ gây ra các bệnh như thận, tăng huyết áp, và các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột khác. Vì vậy khi xây dựng thực đơn cho người già cần chú ý tránh nấu các món quá mặn.

Các món nướng, món chiên quá kỹ

Các thực phẩm nướng hoặc chiên rán quá kỹ sẽ khiến người cao tuổi khó tiêu hoá, đồng thời đây cũng là những thực phẩm giàu năng lượng, có thể gây ra tình trạng thừa cân, béo phì ở người cao tuổi. Vì là nhóm thực phẩm khó tiêu và nhiều năng lượng trong khi quá trình chuyển hoá ở người cao tuổi ngày càng giảm mạnh, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của não và sự phát triển xương đồng thời tăng khả năng mắc các bệnh như ung thư, tiểu đường. Vì thế thực đơn cho người già cần hạn chế nấu các món chiên hoặc nướng quá kĩ.

thực phẩm người cao tuổi không nên ăn

Nên hạn chế cho người già ăn các món tái hoặc sống

Nội tạng và tiết động vật

Nội tạng và tiết động vật là nhóm mà người cao tuổi nên hạn chế vì nếu ăn quá nhiều hoặc lạm dụng sẽ gây ra các bệnh như mỡ máu, bệnh huyết áp, gút hay bệnh tim mạch. Không chỉ vậy, với tiết sống hay tiết pha rượu cũng làm người cao tuổi tăng nguy cơ ngộ độc và nhiễm virus.

Các loại đồ ngọt

Nếu người cao tuổi quá lạm dụng đường sẽ dẫn đến tình trạng tích mỡ, béo phì và ảnh hưởng đến xương. Đặc biệt là với các dòng nước ngọt như soda, nó không bổ sung nhiều dưỡng chất nhưng lại chứa nhiều phụ gia xấu như chất tăng độ thơm, chất tạo màu và đường nhân tạo, nếu dùng lâu ngày sẽ sinh bệnh, đặc biệt là các bệnh như tiểu đường, tim mạch hoặc thậm chí ung thư.

Trứng lòng đào, thịt chưa chín

Tuổi càng cao thì hệ miễn dịch và hệ tiêu hoá càng suy yếu, chính vì vậy khi người cao tuổi ăn các loại thực phẩm như trứng lòng đào, thịt tái hay sushi,…có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết hoặc nặng hơn là sốc nhiễm trùng. Những thực phẩm tái, chưa chín có thể tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm bởi vi khuẩn Salmonella.

Javilink gợi ý thực đơn hằng ngày cho người cao tuổi

Dưới sự tư vấn hỗ trợ của các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng, các thực đơn cho người già được Javilink xây dựng một cách khoa học và chỉnh chu. Người cao tuổi sẽ ăn ba bữa chính trong ngày kèm theo bữa phụ. Các món ăn cũng được đa dạng mỗi ngày để giúp các cụ có thể thay đổi khẩu vị và ăn ngon miệng hơn. Dưới đây sẽ là gợi ý của Javilink về thực đơn cho người già trong một tuần:

Ngày Bữa sáng Bữa trưa Bữa phụ Bữa tối 1 Cháo thịt băm Cơm, canh rau má tôm, trứng hấp thịt, rau muống luộc, đậu hũ non chiên Nước cam ép Cơm, cạnh đậu hũ cà chua, cá kho, chả viên hấp, su su luộc 2 Xôi Cơm, canh mồng tơi, chả cốm, trứng chiên, rau củ xào Chuối chín Cơm, canh rau cải, thịt kho, trứng luộc, rau củ luộc 3 Bún mọc Cơm, canh bầu, đậu nhồi thịt, rau lang luộc, chả heo Dưa hấu Cơm, canh chua, tôm rang, chả lá lốt, rau bắp cải luộc 4 Bánh cuốn Cơm, canh khoai tây, trứng rán, bắp cải xào, rau cải luộc Sữa đậu nành Cơm, canh rau củ hầm xương, đậu hũ kho nấm, rau 5 Khoai lang luộc Cơm, canh cua mồng tơi, cá nục kho cà chua,chả thịt trứng,rầu muống xào Nước cam ép Cơm,cạnh khoai mỡ thịt bằm , thịt luộc,cải thìa xào tỏi 6 Bún riêu Cơm,cạnh nghêu thì là , thịt kho trứng cút , đậu sốt cà chua , su su luộc Sữa chua Cơm,cạnh cải nấu tôm , chả viên hấp , cá lóc kho tiêu , cải thìa luộc 7 Phở bò Cơm,cạnh bông, thịt heo xào giá, trứng cuộn, đậu cove luộc Đu đủ Cơm, canh rau dền, đậu hũ hấp thịt, cà tím bung, củ cải luộc

thực đơn Javilink

Thực đơn 1 ngày tại Javilink

Viện dưỡng lão Javilink hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn xây dựng được thực đơn cho người già đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. Nếu bạn cần thêm các thông tin liên quan, hãy liên hệ ngay hotline 1900 633 836 để được Javilink tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé!