Lai phân tích là gì được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Gồm câu hỏi và ý nghĩa của tương quan trội – lặn từ đó giúp các em nắm chắc kiến thức vận dụng tốt vào giải bài tập phép lai phân tích. Để tìm hiểu rõ hơn các em tham khảo bài viết dưới đây nhé.
- Khi bị nước vào tai gây ù: Đây là cách xử lý tốt nhất để tránh nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm tai phiền phức
- Top câu ca dao, thơ về Kiên Giang mang đậm nét "hồn quê" xứ biển
- Bà bầu ăn sữa chua có tốt không và nên ăn vào lúc nào?
- CÁC NGUYÊN NHÂN TỬ VONG TRÊN CHÓ CON, CHÓ SƠ SINH
- Biển số xe An Giang là bao nhiêu? Cách nhận biết theo từng huyện, thành phố
1. Câu hỏi: Lai phân tích là gì?
A. kiểm tra gen nằm ở trong nhân hay tế bào chất.
Bạn đang xem: Lai phân tích là gì
B. kiểm tra tính trạng lệ thuộc vào môi trường hoặc lệ thuộc kiểu gen.
C. kiểm tra gen nằm trên NST thường hoặc trên NST giới tính.
D. kiểm tra kiểu gen của một tính trạng ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp.
Lời giải:
Đáp án: D kiểm tra kiểu gen của một tính trạng ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp
Giải thích:
– Lai phân tích là phép lai giữa các cá thể mang tính trạng trội với các cá thể mang tính trạng lặn nhằm kiểm tra kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội là thuần chủng hay không.
– Nếu đời con đồng tính thì cá thể trội đem lai là thuần chủng.
– Nếu đời con có sự phân tính thì cá thể trội đem lai không thuần chủng
2. Lai phân tích là gì?
Phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trạng trội cần xác định kiểu gen với cơ thể mang tính trạng lặn.
– Kết quả:
+ Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp (AA).
+ Nếu kết quả của phép lai là phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp (Aa).
– Mỗi phép lai trên được gọi là phép lai phân tích.
Thông thường khi nói tới kiểu gen của một cơ thể, người ta chỉ xét một vài cặp gen liên quan tớ các tính trạng đang được quan tâm như: kiểu gen AA quy định hoa tím, kiểu gen aa quy định hoa trắng. Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau gọi là thể đồng hợp như: AA – thể đồng hợp trội, aa – kiểu đồng hợp lặn. Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau gọi là thể dị hợp (Aa). Như trong thí nghiệm của Menđen, tính trạng trội hoa tím ở F2 do 2 kiểu gen AA và Aa cùng biểu hiện.
3. Ý nghĩa của tương quan trội – lặn
– Tương quan trội – lặn là hiện tượng phổ biến ở nhiều tính trạng trên cơ thể thực vật, động vật và người.
– Ví dụ: Ở cà chua tính trạng quả đỏ, nhẵn, thân cao là tính trạng trội. Tính trạng quả vàng, có lông tơ, thân thấp là tính trạng lặn. Ở chuột: tính trạng lông đen, ngắn là trội, lông trắng, dài là lặn.
– Để xác định được tương quan trội lặn người ta sử dụng phép lai phân tích:
Ví dụ:
P: AA × aa
F1: Aa
F1 × F1: Aa × Aa
F2 có tỷ lệ KG: 1AA : 2Aa : 1aa
KH: 3 trội : 1 lặn
– Ý nghĩa của tương quan trội – lặn:
+ Trong chọn giống nhằm đáp ứng nhu cầu: xác định các tính trạng mong muốn và tập trung nhiều gen quý vào 1 kiểu gen để tạo giống có giá trị cao. Người ta dựa vào tương quan trội – lặn.
+ Để tránh sự phân li tính trạng diễn ra (ở F1) làm xuất hiện tính trạng xấu (tính trạng lặn) ảnh hưởng tới phẩm chất và năng suất vật nuôi, cây trồng người ta phải kiểm tra độ thuần chủng của giống dựa vào phép lai phân tích.
4. Trội không hoàn toàn:
Xem thêm : Biển số xe 26 ở tỉnh nào? Biển số xe Sơn La CHI TIẾT
Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ còn F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1:2:1
6. Sự khác nhau giữa trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn
Đặc điểmTrội hoàn toànTrội không hoàn toànKiểu hình ở F1Tính trạng trộiTính trạng trung gianTỷ lệ kiểu hình ở F23 trội : 1 lăn1 trội : 2 trung gian : 1 lặnPhép lai phân tích được dùng trong trường hợpĐược dùng ( vì tính trạng trội có hai kiểu gen quy định )Không được dùng ( vì tính trạng trội do một kiểu gen quy định )
7. Bài toán minh họa
Bài toán: Ở đậu Hà Lan thân cao và hạt vàng là 2 tính trạng trội hoàn toàn so với thân thấp và hạt xanh. Hai cặp tính trạng chiều cao và màu sắc hạt di truyền học độc lập với nahu. Hãy lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai dưới đây:
a, Cây cao, hạt xanh giao phấn với cây thân thấp, hạt vàng.
b, Cây thân cao, hạt vàng giao phấn với cây thân thấp, hạt xanh.
Giải:
Theo đề bài, ta có quy ước gen:
A: thân cao; a: thân thấp
B: hạt vàng; b: hạt xanh
a, Cây cao, hạt xanh giao phấn với cây thân thấp, hạt vàng.
– Sơ đồ lai 1:
P: AAbb x aaBB
G: Ab x aB
F1: AaBb
→ Tất cả đều thân cao, hạt vàng
– Sơ đồ lai 2:
P: Aabb x aaBB
G: Ab, ab x aB
F1: AaBb : aaBb
→ Kiểu gen: 1 AaBb : 1 aaBb
→ Kiểu hình: 1 thân cao, hạt vàng : 1 thân thấp, hạt vàng
– Sơ đồ lai 3:
P: AAbb x aaBb
G: Ab x aB, ab
F1: Aabb : AaBb
→ Kiểu gen: 1 Aabb : 1 aaBb
→ Kiểu hình: 1 thân cao, hạt xanh : 1 thân cao, hạt vàng
– Sơ đồ lai 4:
P: Aabb x aaBb
G: Ab, ab x aB, ab
Xem thêm : 3 Cách Bóc Tem Dán Trên Chai Nhựa Đơn Giản – Không Bám Keo
F1: AaBb : Aabb : aaBb : aabb
→ Kiểu gen: 1 AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1 aabb
→ Kiểu hình: 1 thân cao, hạt vàng : 1 thân cao, hạt xanh : 1 thân thấp, hạt vàng : 1 thân thấp, hạt xanh.
b, Cây thân cao, hạt vang giao phấn với cây thân thấp, hạt xanh
– Sơ đồ lai 1:
P: AABB x aabb
G: AB x ab
F1: AaBb
→ Tất cả đều thân cao, hạt vàng
– Sơ đồ lai 2:
P: AaBB x aabb
G: AB, aB x ab
F1: AaBb : aaBb
→ Kiểu gen: 1 AaBb : 1 aaBb
→ Kiểu hình: 1 thân cao, hạt vàng : 1 thân thấp, hạt vàng.
– Sơ đồ lai 3:
P: AABb x aabb
G: AB, Ab x ab
F1: AaBb : Aabb
→ Kiều gen : 1 AaBb : 1 Aabb
→ Kiều hình: 1 thân cao, hạt vàng : 1 thân cao, hạt xanh
– Sơ đồ lai 4:
P: AaBb x aabb
G: AB, Ab, aB, ab x ab
Xem thêm : 3 Cách Bóc Tem Dán Trên Chai Nhựa Đơn Giản – Không Bám Keo
F1: AaBb : Aabb : aaBb : aabb
→ Kiểu gen: 1 AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1 aabb
→ Kiều hình: 1 thân cao, hạt vàng, 1 thân cao, hạt xanh : 1 thân thấp, hạt vàng : 1 thân thấp, hạt xanh.
……………………..
Ngoài Lai phân tích là gì, mời các bạn tham khảo thêm Sinh học 9, Lý thuyết Sinh học 9, Chuyên đề Sinh học 9, Giải bài tập Sinh học 9 để học tốt môn Sinh học hơn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp