1. Đóng bảo hiểm xã hội dưới 6 tháng được hưởng ốm đau
Căn cứ Điều 24 và Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội, trường hợp đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 6 tháng sẽ được hưởng chế độ ốm đau nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại doanh nghiệp.
Bạn đang xem: Đóng bảo hiểm xã hội dưới 6 tháng vẫn được nhận quyền lợi sau
– Bản thân bị ốm đau, tai nạn hoặc con dưới 07 tuổi bị ốm đau nên phải nghỉ việc để điều dưỡng sức khỏe hoặc chăm sóc con.
+ Trường hợp bản thân bị ốm đau, tai nạn:
- Phải có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh.
- Không thuộc trường hợp tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy.
+ Trường hợp con ốm: Phải có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh.
2. Đóng bảo hiểm xã hội dưới 6 tháng được hưởng thai sản
Căn cứ Điều 30 và Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động đóng bảo hiểm dưới 6 tháng vẫn có cơ hội hưởng một số quyền lợi của chế độ thai sản.
Theo đó, nếu đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại doanh nghiệp, người lao động có thời gian đóng dưới 6 tháng sẽ được giải quyết hưởng:
(1) Được hưởng chế độ khám thai.
Xem thêm : 2 cách báo cáo cuộc gọi rác đơn giản, nhanh chóng!
(2) Được hưởng chế độ thai sản khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý.
(3) Được hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai.
3. Đóng bảo hiểm xã hội dưới 6 tháng được hưởng tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Căn cứ Điều 43 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được doanh nghiệp đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Theo Điều 45 và Điều 46 Luật này, người lao động chỉ cần đang tham gia bảo hiểm thì đều có cơ hội được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp dù chỉ mới đóng bảo hiểm xã hội dưới 06 tháng nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Bị tai nạn lao động hoặc mắc một trong các bệnh nghề nghiệp thuộc danh mục quy định.
Tai nạn lao động bao gồm:
- Tai nạn xảy ra tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc.
- Tai nạn xảy ra ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của phía người sử dụng lao động.
- Tai nạn xảy ra trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc ngược lại trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
– Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
4. Đóng bảo hiểm xã hội dưới 6 tháng được rút 1 lần
Căn cứ khoản 1 Điều 60 và khoản 1 Điều 77 Luật BHXH năm 2014 và khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13, người lao động đóng bảo hiểm xã hội dưới 6 tháng có thể rút 1 lần nếu có nhu cầu.
Tuy nhiên, người lao động đóng bảo hiểm dưới 6 tháng cần chú ý về thời điểm yêu cầu rút bảo hiểm xã hội 1 lần. Cụ thể:
Xem thêm : Mãng cầu xiêm kỵ gì? Hạt mãng cầu gai có độc không?
– Được rút 1 lần ngay sau khi nghỉ việc nếu:
- Đủ tuổi hưởng lương hưu.
- Lao động nữ là cán bộ, công chức xã hoặc hoạt động không chuyên trách cấp xã đã đủ tuổi nghỉ hưu mà không tiếp tục đóng bảo hiểm tự nguyện.
- Ra nước ngoài để định cư.
- Mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng (ví dụ: ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng,…)
- Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
– Được rút 1 lần sau 01 năm nghỉ việc: Các trường hợp đóng bảo hiểm dưới 6 tháng còn lại
5. Người đóng bảo hiểm xã hội dưới 6 tháng chết, thân nhân được nhận tiền tuất
Người lao động đóng bảo hiểm xã hội dưới 6 tháng chết, thân nhân của người đó sẽ được hưởng chế độ tử tuất với các khoản tiền sau đây:
– Tiền trợ cấp mai táng.
Điều kiện: Chỉ áp dụng với thân nhân của người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng không nghỉ việc (căn cứ khoản 2 Điều 24 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH).
– Trợ cấp tuất một lần:
Với trường hợp đóng bảo hiểm xã hội dưới 6 tháng, dù đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay tự nguyện thì thân nhân của người lao động cũng chỉ được chi trả trợ cấp tuất 1 lần (theo Điều 69 và Điều 81 Luật Bảo hiểm xã hội).
Trên đây là thông tin về những quyền lợi dành cho người lao động đóng bảo hiểm xã hội dưới 6 tháng. Nếu còn thắc mắc về quyền lợi, bạn đọc liên hệ ngay tổng đài 19006192 để được tư vấn sớm nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp