1. Nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
Theo quy định thì tại Điều 26 Luật Căn cước công dân năm 2014 thì:
“Điều 26. Nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
Bạn đang xem: Làm căn cước công dân ở tỉnh khác được không?
Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:
1. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
2. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
3. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
4. Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.”
Và Điều 13 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân đã được sửa đổi, bổ sung bằng nghị định số 37/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 quy định như sau:
“Điều 13. Nơi tổ chức thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện, cấp tỉnh bố trí nơi thu nhận và trực tiếp thu nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại địa phương mình.
Xem thêm : Bật mí bạn cách đổi pass wifi VNPT bằng điện thoại cực đơn giản, ai cũng thực hiện được
2. Cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an bố trí nơi thu nhận và trực tiếp tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho những trường hợp cần thiết do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an quyết định.”
Như vậy, từ hai quy định trên xác định người dân hoàn toàn có thể làm căn cước công dân ở:
– Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cấp huyện hoặc tỉnh nơi thường trú hoặc tạm trú.
– Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội – Bộ Công an.
Vậy, người dân hoàn toàn có thể làm căn cước công dân ở tỉnh khác, với điều kiện phải đăng ký tạm trú tại địa bàn của tỉnh đó. Cụ thể, người dân có thể làm căn cước công dân tại Công an cấp huyện, cấp tỉnh nơi đăng ký tạm trú hoặc làm căn cước công dân tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội của Bộ Công an.
2. Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước công dân tại tỉnh khác nơi thường trú
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA, trình tự thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:
“Điều 11. Trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.
2. Cán bộ Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thu nhận thông tin công dân: Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung; in phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên; thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.
3. Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân.
4. Tra cứu tàng thư căn cước công dân để xác minh thông tin công dân (nếu có).
Xem thêm : Phát triển của cơ thể động vật bao gồm
5. Xử lý, phê duyệt hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
6. Trả thẻ Căn cước công dân và kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Trường hợp công dân đăng ký trả thẻ Căn cước công dân đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan Công an lập danh sách, phối hợp với đơn vị thực hiện dịch vụ chuyển phát để thực hiện và công dân phải trả phí theo quy định.”
Hiện nay, trên các tỉnh thành đều đã có thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cho nên khi thực hiện thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thì người dân không cần mang nhiều giấy tờ như trước đây, chỉ cần điền thông tin vào tờ khai theo mẫu.
Trường hợp thông tin công dân có sự thay đổi, chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì yêu cầu công dân xác định thông tin chính xác và xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong Tờ khai căn cước công dân.
Trường hợp đủ điều kiện, thủ tục thì tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân, Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân chuyển cho công dân kiểm tra xác nhận thông tin, in giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho công dân.
Trường hợp đủ điều kiện nhưng thông tin chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn công dân bổ sung hoặc kê khai lại. Nếu thiếu giấy tờ liên quan theo quy định thì hướng dẫn bằng văn bản cho công dân, ghi rõ nội dung cần bổ sung. Trường hợp qua đối chiếu thông tin thấy không đủ điều kiện thì trả lại hồ sơ cho công dân và ghi rõ lý do vào Tờ khai căn cước công dân.
*Thời gian giải quyết: theo quy định tại Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014
– Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;
– Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
– Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp.
Tuy nhiên thực tế triển khai có thể kéo dài hơn thời gian pháp luật quy định do số lượng người làm quá nhiều, số thẻ chip chưa đủ do đang trong giai đoạn chuyển sang Căn cước công dân có gắn chip.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp