Bạn đã từng ăn thử món hồng sấy khô, hồng treo gió và có thắc mắc rằng vì sao cách thức làm hồng treo gió chuẩn Nhật Bản lại thì có sự khác nhau về chất lượng lẫn giá cả như vậy không. Thông qua bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn nhé và biết được vị sao món này lại hot trend ầm ầm đến vậy và cách để thực hiện món này thành công nha. Hãy cùng FoodMap khám phá nhé.
Hồng treo gió Đà Lạt
Làm hồng treo gió là phương thức hồng trái nguyên chất được sử dụng công nghệ Nhật Bản để hong khô hồng bằng phương pháp tự nhiên. Sau khi hồng trên cây trĩu năng và chuyển màu cam sẽ được thu hoạch, xử lý vỏ bên ngoài sạch sẽ, nhúng qua rượu, buộc dây treo lên và hong khô nhờ gió và ánh nắng mặt trời, hồng sau đó sẽ quẹo lại thành 1 loại mức.
Vì dùng phương pháp hong khô tự nhiên nên hồng mẫn giữ được độ dẻo, mềm, bên trong sáng ấm, vào lần nếm thử đầu tiên bạn sẽ cảm nhận được mùi hương thơm phức và vị ngọt thanh vừa phải. Khác hắn với các loại hồng khô khác là hồng treo gió vẫn giữ được hàm lượng dinh dưỡng.
>> Hồng treo gió và hồng sấy dẻo có gì khác nhau?
Hướng dẫn cách làm hồng tại nhà
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Quả hồng tươi
- Dây nhựa
- Túi nhựa
- Nước uống
- Nồi
Những lưu ý khi chọn quả hồng: Chọn quả hồng có vỏ vàng đẹp. Quả vẫn săn chắc. Không chọn quả chín mềm. Bất cứ hình dạng hồng nào cũng có thể làm hồng treo gió được.
Các bước chuẩn để làm hồng treo gió
Bước 1: Sơ chế hồng
Xem thêm : Lỗi quá tốc độ phạt bao nhiêu tiền năm 2024?
Rửa sạch quả hồng với nước, rửa sạch cuống quả vì ở phần này thường bị bám bụi sau đó tiến hành gọt sạch vỏ quả hồng.
Bước 2 Gọt vỏ và buộc dây
Đối với hồng có cành: Gọt sạch vỏ quả hồng, cắt tỉa thân cây. Sau đó tại phần cành cắt cành thành hình chữ T để dễ buộc dây treo lên.
Đối với những quả hồng không có cành: Đầu tiên vẫn là làm sạch vỏ quả hồng, ở phần cuốn ta tiến hành cắt một đường xung quanh cuống. Sau đó, sử dụng sợi dây được cắt dài khoảng 40cm quấn tròn hồng để buộc lên
Bước 3: Chần sơ hồng qua nước
Đun sôi một nồi nước sôi sau đó cho quả hồng đã gọt vỏ vào nồi ngâm 5 giây rồi vớt ra. Bước này giúp diệt vi khuẩn trên bề mặt quả hồng, khi phơi sẽ không bị mốc và chuyển sang màu đen.
Bước 4: Treo quả hồng thành dây dài
Đặt những xiên hồng treo gió tại nơi thoáng gió, không quá nóng. Sau 3-4 tuần treo, quả hồng sẽ héo lại. Công việc hàng tuần của bạn là đeo găng tay sạch và massage nhẹ nhàng xung quanh quả hồng 2 lần/tuần để giúp hồng dẻo và đọng mật.
Bước 5: Bảo quản hồng treo gió đúng cách
Xem thêm : Trà sâm có tác dụng gì? Có nên uống mỗi ngày không?
Cách 1: Dùng tay bóp nhẹ quả hồng sau đó xếp 10 quả thành một hàng dài vào túi ni lông và cuộn nó lại rồi đặt trong hộp giấy.
Cách 2: Dùng màng bọc thực phẩm bọc từng quả rồi cho vào hộp giấy.
Nếu chưa dùng thì để hồng treo vào ngăn mát tủ lạnh để lấy ra sử dụng khi cần.
>> Cách bảo quản hồng treo gió
Giải đáp lớp phấn trắng bao quanh hồng treo gió là gì?
Sau một thời gian bảo quản, ta sẽ thấy những hoa phấn trắng như bông tuyết sẽ nở đều bao quanh quả hồng nhìn rất đẹp. Đồng gọi là tình trạng hồng lên men đường.
Quá trình này sẽ giúp cho hồng từ ngọt thanh chuyển sang vị ngọt diệu. Khi tình trạng này xuất hiện có nghĩa là thành phẩm của chúng ta đã thành công và độ khô đạt yêu cầu.
Vì vậy, nếu mọi người thấy trường hợp này xảy ra thì không nên lo lắng nhé. Vì đây chỉ là lên men hồng rất tự nhiên và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Trên đây là cách thức làm hồng treo gió chuẩn Nhật Bản mà chúng tôi muốn chia sẻ cùng bạn. FoodMap hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc, cảm ơn vì bạn đã đọc bài viết của chúng tôi.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp