Đau đầu, Đông y gọi là chứng đầu thống. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu có Can – Thận âm hư, Can huyết hư, Can dương xung, huyết hư, khí uất, đàm thấp…
Trong quá trình khám chữa bệnh, chúng tôi gặp không ít ca người bệnh mắc chứng đau đầu với nhiều nguyên nhân như: huyết áp cao, viêm xoang, thiểu năng tuần hoàn não, khối u trong não, rối loạn tiền đình… Tùy nguyên nhân gây bệnh, chúng tôi đã kê những bài thuốc khác nhau để trị liệu.
Bạn đang xem: Mật rắn chữa đau đầu kinh niên
Tuy nhiên, có những trường hợp người bệnh đau đầu kinh niên, kết quả cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh đều không cho thấy rõ ràng nguyên nhân gây bệnh là do đâu, cho nên khi điều trị cũng chỉ biết trị theo triệu chứng biểu hiện, dùng thuốc theo kiểu “đánh bao vây”, chúng tôi thường nói là “điều trị mù”. Chính trong những trường hợp như vậy, chúng tôi đã ngộ ra một điều thú vị, đó chính là tác dụng trị đau đầu của mật rắn.
Xem thêm : Phòng ban là gì? Chức năng các phòng ban trong công ty
Dùng loại mật rắn nào?
Mật rắn còn gọi là xà đảm. Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của giáo sư Đỗ Tất Lợi cho biết, mật rắn có vị ngọt và đặc biệt không đắng, có tác dụng giảm ho giảm đau, thường dùng với nhiều vị thuốc khác để trị ho, đau lưng, nhức đầu khó chữa. Sách Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam (Tập II) thì chép: mật rắn chứa cholesterin, các axít palmitic, stearic, cholic… Từ điển Động vật và Khoáng vật làm thuốc ở Việt Nam của tiến sĩ Võ Văn Chi thì thống kê 19 loài rắn đã được dùng làm thuốc trong dân gian, có loài đã được ghi trong các thư tịch, có loài chỉ dừng ở mức độ truyền miệng, bộ phận dùng cũng khá phong phú, có loại chỉ dùng thịt, có loại chỉ dùng toàn thân bỏ nội tạng, có loại dùng thịt, da, mật… Sách Dược điển Việt Nam (in lần thứ nhất, tập II) ghi rõ: mật rắn (Fel serpentis, mã hiệu: TCVN 3440-80) là mật của ba loài rắn được dùng gồm: hổ mang (Naja naja L.), cạp nong (Bungarus fasciatus Schneid.), rắn ráo (Zamenis mucosus L.). Trên thực tế, chúng tôi có dùng thêm mật của một số loài rắn khác như: cạp nia (Bungarus candidus), hổ trâu (Plyas mucosus)… cũng có hiệu quả tương tự.
Về nguồn mật rắn, chúng ta có thể liên hệ với các cơ sở nuôi rắn được nhà nước cấp phép để đặt mua, vừa có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng, lại góp phần bảo vệ loài động vật hoang dã đang bị khai thác mất kiểm soát này.
Sơ chế và công dụng mật rắn
Xem thêm : Thủ tục rút hồ sơ gốc xe ô tô như thế nào? Phí bao nhiêu?
Mật rắn sau khi thu lấy có thể dùng tươi hay dùng khô, thường thì người ta dùng mật rắn đã phơi khô để chế thuốc. Ở đây chúng tôi cũng xin nói sơ qua thế nào là mật rắn đạt chuẩn theo đúng dược điển Việt Nam cũng như kinh nghiệm sơ chế và sử dụng thực tế tại cơ sở. Mật rắn khô là những túi mật nhỏ, khô, rắn, có màu nâu xám hay đen xám, hình dạng khác nhau, dẹt, to bằng hạt đậu hay hạt ngô (trên thực tế có những cái mật to bằng đốt đầu ngón tay út em bé hoặc phụ nữ), khi cắt ngang thì trong ruột hơi dẻo, có màu nâu xám hay đen xám đồng nhất. Túi mật bao ngoài rất mỏng, vị có thể hơi đắng hoặc không đắng, ngọt, thơm.
Mật rắn khi dùng có nhiều cách bào chế khác nhau. Mật tươi có thể chích lấy dịch mật cho vào rượu rồi dùng. Đối với mật rắn khô, cần xắt nhỏ, cho vào rượu 45 độ cồn ngâm cho tan, sau đó lọc sạch lấy rượu dùng. Cách chế khác là cắt nhỏ mật khô, cho vào nồi nước, nấu cho tan hoàn toàn, thêm đường vào cô đặc thành sirô rồi dùng. Cần lưu ý là, cũng như mật hay tạng phủ của các loài động vật khác, mật rắn nhiều khi cũng chứa các thành phần không có lợi cho sức khỏe con người, đặc biệt là ký sinh trùng, sỏi. Cho nên, khi dùng chúng ta tuyệt đối không nên nuốt mật tươi nguyên cái, hay nhai mật khô rồi nuốt. Vì như thế chúng ta dễ dàng bị nhiễm những loài ký sinh trùng gây bệnh nguy hiểm. Mật rắn dùng được cho cả trẻ em và người lớn, liều lượng theo chỉ định của thầy thuốc hoặc người có chuyên môn tương đương. Trường hợp phụ nữ có thai, đang rong kinh, băng huyết không dùng.
Kinh nghiệm thực tế của chúng tôi cho thấy, chỉ cần người bệnh dùng mật rắn một vài lần là đã thấy có tác dụng giảm đau đầu, dễ ngủ, cơn đau ngắn lại. Ngoài trị đau đầu không rõ nguyên nhân, chúng tôi còn ứng dụng điều trị thêm các bệnh như: viêm phế quản mãn tính, đàm nhiều vào buổi sáng, đau mỏi các khớp cũng đều cho hiệu quả điều trị rất tốt. Thiết nghĩ đây là vị thuốc đơn giản, dễ bào chế, dễ sử dụng nhưng hiệu quả thiết thực, nên chúng tôi mạn phép chia sẻ ra đây để bạn đọc gần xa lưu tâm, ứng dụng những khi cần thiết.
Mật rắn Chứa cholesterin, các axít palmitic, stearic, cholic…
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp