Hướng dẫn cách làm mực sạch & chuẩn giúp món ăn thơm ngon hơn

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video làm mực có phải bỏ mắt không

Mực tươi dai ngon, bổ dưỡng nên được rất nhiều bà nội trợ mua về chế biến món ăn cho cả gia đình. Tuy nhiên, loại hải sản này có mùi tanh nhất định. Nếu không biết cách xử lý, sơ chế sạch sẽ thì khi chế biến hương vị sẽ giảm đi ít nhiều. Vậy hãy cùng tham khảo ngay cách làm mực chuẩn dưới đây để giải quyết nỗi lo ấy nhé!

1. Cách làm mực nhanh gọn, ai cũng làm được

Bước 1: Rút đầu và râu mực

  • Dùng một tay nắm phần thân mực, tay còn lại nắm phần đầu mực rồi rút nhẹ lên.
  • Nhẹ nhàng bóc bỏ túi mực, tránh làm vỡ. Nếu lỡ tay làm vỡ túi mực thì rửa sạch với nước.
Thao tác rút đầu và râu mực cần cẩn thận
Thao tác rút đầu và râu mực cần cẩn thận

Bước 2: Bỏ mắt và răng

  • Dùng dao cắt bỏ phần mắt mực
  • Lấy tay nặn bỏ phần khối tròn cứng nằm ở vị trí giữa đầu mực (gọi là răng mực)

Bước 3: Lột da mực

  • Dùng dao sắc cắt nhẹ một đường phía đầu thân mực để tạo một đường gờ giữa thịt và da mực.
  • Một tay giữ chặt phần thịt mực, tay còn lại nắm chắc phần da mực, kéo lên.
  • Lột nhẹ tay cho đến khi hết phần da.
Thao tác sơ chế mực cũng khá đơn giản
Thao tác sơ chế mực cũng khá đơn giản

Bước 4: Rửa sạch mực

  • Làm sạch phần đầu, ruột và thân mực với nước sạch rồi tẩm ướp, chế biến tùy sở thích.

2. Lưu ý khi làm mực theo từng loại

2.1. Mực nang

  • Mực nang dùng dao rạch dọc bụng mực, bỏ phần nội tạng, túi mực.
  • Rút phần mai mực rồi dùng tay lột và kéo hết phần da mực ra khỏi thân. Dùng dao cạo nhẹ hết lớp màng mỏng bên trong thịt mực.
  • Phần đầu mực loại bỏ phần cứng.
  • Rửa sạch toàn bộ mực với rượu trắng hoặc nước gừng để khử mùi tanh.
Sơ chế mực nang loại bỏ nội tạng và túi mực
Sơ chế mực nang loại bỏ nội tạng và túi mực

2.2. Mực trứng

  • Khi mua mực trứng về thả chúng vào chậu nước rồi rửa qua.
  • Đặc điểm của mực trứng là rất mềm nên hãy rửa thật nhẹ nhàng để thân mực không bị rách.
  • Nắm chặt phần râu của mực trứng rồi kéo thật nhẹ ra. Dùng tay tách phần màng bám để râu mực có thể được rút ra dễ hơn.
  • Khi kéo râu mực ra, trứng của mực và phần tuyến tiêu hóa cũng ra theo. Nên bạn cần phải kéo thật nhẹ tay để túi mật không bị vỡ.
  • Phần trứng cắt rời, để riêng rồi rửa thật nhẹ nhàng với nước sạch.
Mực trứng là thực phẩm được rất nhiều bà nội trợ yê thích
Mực trứng là thực phẩm được rất nhiều bà nội trợ yêu thích

2.3. Mực ống

  • Sau khi lôi được ruột, túi mực, râu ra khỏi thân, hãy bóc hết phần xương sống mực ra. Đây là những mẩu xương to bản, màu trắng trong, dễ dàng nhận biết.
  • Dùng dao rạch một đường dọc trên mặt thân con mực rồi trải mực ra.
  • Cạo bỏ hết phần nội tạng còn sót lại rồi rửa sạch.
  • Thực hiện bước lột da, rửa mực như VinID đã hướng dẫn.
Mực ống sơ chế sạch sẽ giúp món ăn trọn vị hơn
Mực ống sơ chế sạch sẽ giúp món ăn trọn vị hơn

2.4. Mực sim

  • Mực sim có kích thước nhỏ, con trưởng thành chỉ to bằng 2 ngón tay nên việc sơ chế khá nhanh.
  • Hãy bỏ phần túi và nang của mực đi rồi rửa sạch, để ráo là đã có thể chế biến.
Mực sim nhỏ nên rất dễ sơ chế
Mực sim nhỏ nên rất dễ sơ chế

3. Cách chọn mua và bảo quản mực tươi an toàn, đúng cách

3.1. Bí quyết chọn mua mực chất lượng

Đối với mực tươi

  • Quan sát màu sắc: Mực tươi sẽ có màu sáng bóng, phần màu nâu sẽ có màu sậm, phần thân mực có màu trắng đục như sữa.
  • Độ đàn hồi: Khi sờ tay vào thân con mực, bạn sẽ cảm thấy được phần thịt mực săn chắc và có độ đàn hồi cao. Khi nhấn nhẹ vào thân, con mực sẽ nhanh chóng hồi trở lại trạng thái ban đầu và không bị lõm.
  • Mắt mực: Mắt mực trong veo, không bị lồi ra ngoài, có thể nhìn thấy rõ con ngươi, không bị vàng hay chảy dịch.
  • Xúc tu: Phần đầu và các xúc tu, râu mực sẽ dính chặt vào nhau, chắc chắn. Mực không tươi thì các bộ phận mềm nhũn, dễ tách rời.
Lựa chọn mực tươi bằng cảm quan bên ngoài
Lựa chọn mực tươi bằng cảm quan bên ngoài

Đối với mực khô

  • Quan sát lớp phấn bên ngoài da của mực: Lớp phấn càng dày thì thịt mực càng ngon và chắc.
  • Kiểm tra độ khô của mực: Ấn tay vào mình mực, nếu không bị dính tay, không cảm nhận được độ ẩm thì đó là những con mực được phơi khô gia công bằng ánh nắng tự nhiên.
  • Màu sắc của mực khô: Mực khô có màu tươi tắn, không quá sậm cũng không quá nhạt.
  • Râu và đầu mực: Phần râu mực và đầu mực dính chặt vào thân, không bị tách rời hay bị bong ra khi cầm lên.
  • Độ dày: Mực khô càng dày thì thịt càng săn chắc và thơm ngon. Khi nướng vị cũng đậm đà hơn.
Mực khô có lớp phấn dày và màu sắc tươi mới
Mực khô có lớp phấn dày và màu sắc tươi mới

3.2. Cách bảo quản mực tươi, khô dùng được lâu

3.2.1. Đối với mực tươi

Bảo quản mực tươi không cần tủ lạnh
  • Cho mực vào túi hoặc bịch nylon
  • Dùng 1 thùng xốp, đục 1 lỗ nhỏ dưới đấy rồi cho 1 lớp đá vào. Cho túi mực vào rồi phủ đá tiếp lên trên.
  • Cách này giúp bảo quản mực được từ 8 – 10 giờ.
Bảo quản mực tươi bằng tủ lạnh
  • Cần rửa sạch, bỏ hết phần ruột và da của phần mực cần bảo quản.
  • Nếu chưa chế biến ngay thì bạn không cần phải rửa với nước muối.
  • Cho mực vào túi zip hoặc cho vào hộp đựng thực phẩm.
  • Đặt phần mực vào tủ lạnh và bảo quản ở nhiệt độ dưới 5 độ C.
  • Khi lấy ra sử dụng, chỉ cần để ra ngoài nhiệt độ phòng khoảng 25 – 30 phút là có thể chế biến.
Bảo quản mực tươi lâu dễ dàng trong tủ lạnh
Bảo quản mực tươi lâu dễ dàng trong tủ lạnh
Bảo quản mực tươi bằng cách cấp đông
  • Sơ chế sạch mực, loại bỏ nội tạng và phần da mực (nếu cần). Rửa lại với nước sạch, không cần rửa nước muối.
  • Cho mực vào túi nilon/ túi zip/ túi cấp đông chuyên dụng, đem hút chân không.
  • Cho túi mực vào ngăn đá hoặc tủ đông, nhiệt độ từ – 18 độ C trở xuống.
  • Với cách làm này, mực có thể bảo quản được trong vòng 4 – 5 tháng.

Chú ý:

  • Bạn cần kiểm tra kỹ túi đựng mực trước khi cấp đông xem có bị hở hoặc thủng không. Vì như vậy mực có thể bị ngấm nước, ảnh hưởng tới chất lượng thực phẩm.
  • Nếu tủ lạnh, tủ động bị mất điện hoặc không hoạt động, bạn hãy để nguyên. Không mở ngăn đá của tủ lạnh/ tủ đông. Khi chúng hoạt động trở lại thì mới mở tủ kiểm tra, đặt lại nhiệt độ thích hợp.
  • Khi chế biến mực đông lạnh, bạn cần rã đông trước khi chế biến. Tuyệt đối không được cấp đông lại một lần nữa vì có thể khiến hải sản bị nhiễm khuẩn, gây hại cho sức khỏe.
Mực đông lạnh cần rã đông tự nhiên trước khi tẩm ướp và nấu nướng
Mực đông lạnh cần rã đông tự nhiên trước khi tẩm ướp và nấu nướng

3.2.2. Đối với mực khô

Bảo quản mực khô ở nhiệt độ phòng
  • Gói mực vào một tờ giấy báo rồi đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Để không phát sinh ẩm mốc hay bị kiến cắn, khoảng 2 – 3 tuần bạn đem mực ra phơi nắng một lần. Nên đặt nơi khô ráo, sạch sẽ và nguồn nắng gắt.
  • Với cách này, bạn có thể bảo quản mực khô được khoảng 4 tháng.
Mực khô nên phơi chỗ có nhiều ánh nắng để lưu trữ được lâu
Mực khô nên phơi chỗ có nhiều ánh nắng để lưu trữ được lâu
Bảo quản mực khô trong tủ lạnh
  • Cho khô mực vào túi bóng rồi điều chỉnh nhiệt độ – 18 độ C (nếu muốn dùng lâu).
  • Bạn cũng có thể cho mực khô vào ngăn mát nếu số lượng ít và có khả năng dùng hết trong vòng 1 – 3 ngày.

Lưu ý:

  • Nếu phơi mực khô dưới trời nắng gắt thì chỉ cần phơi 3 – 4 tiếng rồi đem vào nhà bảo quản.
  • Khi phơi không xếp chồng lên nhau và phơi chung cùng các loại thực phẩm khác. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến mùi vị tự nhiên của mực.
  • Trước khi cho mực khô vào tủ lạnh, bạn cần phải giữ cho mực thật khô, không để bị ướt.
  • Nên để mực khô vào túi kín, hũ đựng hay hộp đựng để tủ lạnh không bị ám mùi hay bị ảnh hưởng đến các loại thực phẩm khác.
Bọc kín mực khô trước khi cho vào tủ lạnh để tránh ám mùi
Bọc kín mực khô trước khi cho vào tủ lạnh để tránh ám mùi

Trên đây là hướng dẫn cách làm mực cũng như bảo quản mực tươi, khô dùng lâu và an toàn. Chúc bạn có bữa ăn ngon miệng từ nguyên liệu này. Đừng quên tải ngay app VinID để đặt mua mực chất lượng nhất từ chuỗi siêu thị VinMart nhé!

Banner CTA Đi chợ online

>>> Cách phân biệt các loại mực