Cách nhét búi trĩ vào trong khi búi trĩ sa ra ngoài có hiệu quả không là thắc mắc của nhiều người. Búi trĩ sa ra ngoài chứng tỏ người mắc bệnh trĩ đã chuyển sang giai đoạn nặng cần phải được điều trị ngay. Vậy làm cách nào để đây búi trĩ vào trong hay phải dùng phương pháp nào để điều trị thì hãy xem đáp án trong bài viết dưới đây.
Sa búi trĩ ra ngoài hậu môn là như thế nào?
Để biết được cách nhét búi trĩ vào trong nào tốt nhất khi trĩ sa ra ngoài thì mọi người cần hiểu rõ sa búi trĩ ra ngoài hậu môn là như thế nào và các cấp độ sa búi trĩ.
Bạn đang xem: Cách nhét búi trĩ vào trong đơn giản, không đau, hiệu quả không ngờ
Sa búi trĩ (hay còn thường được dân gian gọi là bệnh lòi dom) là hiện tượng búi trĩ lòi ra ngoài, sa xuống hậu môn khi người bệnh đi đại tiện hoặc trong trường hợp người bệnh vận động mạnh. Triệu chứng của sa búi trĩ có thể dễ dàng nhận thấy sau một thời gian chảy máu hậu môn do bệnh trĩ gây ra
Ở giai đoạn đầu (giai đoạn 1) của bệnh trĩ, các búi trĩ thường nằm khu trú bên trong khu vực hậu môn – trực tràng . Khi bệnh trĩ phát triển nặng hơn – các đám rối trĩ tĩnh mạch giãn ra quá mức làm cho các búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn.
Sa búi trĩ bao gồm: sa búi trĩ nội và sa búi trĩ ngoại.
- Sa búi trĩ ngoại: Búi trĩ ngoại nằm ở rìa hậu môn. Chúng phình to và lớn dần theo thời gian khiến vùng rìa hậu môn bị căng mọng, sưng phồng và các nếp nhăn tự nhiên bị mất đi. Sa búi trĩ ngoại có thể hiểu đơn giản là sự lớn lên và phình to của các búi trĩ ngoại ở rìa hậu môn. Nếu không được điều trị kịp thời, lòi trĩ ngoại có thể gây bít lỗ hậu môn, gây cảm giác đau đớn, khó chịu, làm người bệnh gặp khó khăn lớn trong việc đi đại tiện hàng ngày và rất mất thẩm mỹ.
- Sa búi trĩ nội: Đối lập với búi trĩ ngoài, búi trĩ nội nằm khu trú bên trong hậu môn- trực tràng. Sa búi trĩ nội là hiện tượng các búi trĩ nội lớn dần và lòi ra bên ngoài hậu môn khi bệnh nhân đi đại tiện và sau đó tự thụt vào bên trong hậu môn (ở trường hợp nhẹ).
Xem thêm: Cách nhận biết bệnh trĩ: Phát hiện sớm, điều trị sớm (Chính xác nhất)
Cách nhét búi trĩ vào trong hiệu quả
Búi trĩ sa ra ngoài gây ảnh hưởng và phiền toái đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, nếu bệnh tiến triển nặng có thể gây nhiễm trừng, sưng đau và hoại tử. Vì thế người bệnh không nên chủ quan mà cần phải đi khám và điều trị sớm.
Ngoài ra mọi người có thể tham khảo cách nhét búi trĩ vào trong hiệu quả theo hướng dẫn dưới đây:
+ Bước 1: Vệ sinh tay và hậu môn sạch sẽ, nên ngâm hậu môn bằng nước ấm (có thể pha thêm một chút muối) rồi lau khô. Cần cắt móng tay ngắn để tránh gây tổn thương.
+ Bước 2: Chỉ dùng tay hoặc có thể quấn thêm vải mềm đẩy nhẹ nhàng búi trĩ vào bên trong ống hậu môn. Lưu ý: Khi búi trĩ căng phồng sa ra ngoài thì không được đẩy ép búi trĩ từ ngoài để cho chui vào trong, mà cần luồn ngón tay vào hậu môn từ từ ép nhẹ vào búi trĩ làm cho nó xẹp lại (vì búi trĩ là một bọc mạch chứa đầy máu, nếu bị ép sẽ xẹp lại) sau đó mới đẩy búi trĩ vào trong.
+ Bước 3: Khi búi trĩ đã vào trong, rút ngón tay ra và khép chặt hậu môn chừng vài phút rồi mới đứng dậy đi nhẹ nhàng để tránh hiện tượng búi trĩ lại sa ra ngoài.
Ngoài ra, để làm búi trĩ co lên trong trường hợp trĩ sa mà không cần thao tác đẩy búi trĩ, người bệnh có thể áp dụng các mẹo sau:
#Mẹo làm co búi trĩ khi búi trĩ sa ra ngoài:
Xem thêm : Ngày giao thừa 2024 là ngày nào? Còn bao nhiêu ngày nữa?
+ Dùng đu đủ xanh: Chọn quả nhiều nhựa. Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, rửa hậu môn sạch sẽ rồi sử dụng quả đu đủ bổ đôi cột úp vào hai bên cẳng chân, cuống quả đu đủ hướng lên trên. Mủ đu đủ được cho là có tác dụng như thuốc co mạch, giúp co búi trĩ nhanh.
+ Dùng lá vông nem: Sau mỗi lần đại tiện hoặc mỗi ngày 1 lần sử dụng lá vông nem rửa sạch thái nhỏ đem nấu với nước rồi để nguội, đổ ra chậu để ngâm hậu môn; khoảng 10 – 20 phút là được. Hoặc lấy lá vông hơ trên ngọn lửa nóng rồi đắp lên vùng bị trĩ giúp co búi trĩ và giảm sưng đau.
+ Dùng hạt thầu dầu tía: Lấy 9 hạt thầu dầu tía và 9 con học trò nước giã nát đem xào với dấm thanh cho nóng. Sau đó vạch tóc ra, đắp vào “nê hoàn cung”, khi thấy búi trĩ rút lên cần gỡ bỏ thuốc ra ngay.
+ Dùng rau diếp cá trị sa búi trĩ: Dùng rau diếp cá rửa sạch, giã nát và gạn lấy nước. Ngâm hậu môn và nước rau diếp cá trong khoảng 20 – 30 phút. Sau đó dùng phần bã đắp vào hậu môn, dùng băng gôn để đảm bảo bã lá rau diếp tiếp xúc trực tiếp với phần búi trĩ bị sa ra ngoài.
+ Uống nước ép hoa thiên lí: rửa sạch khoảng 100g hoa thiên lí và giã nát cùng 3g muối ăn. Chắt lấy nước cốt và có thể pha thêm nước lọc uống hàng ngày.
Xem thêm: Người bị bệnh trĩ nên ăn gì và không nên ăn gì (Chế độ khoa học)
Cách làm teo búi trĩ khi trĩ sa ra ngoài đơn giản nhất
Búi trĩ sa ra ngoài là tình trạng bệnh trĩ tiến triển đến giai đoạn nặng, lúc này người bệnh cần phải điều trị ngay. Trường hợp bạn bị lòi búi trĩ ra ngoài thường xuyên thì rất có thể bệnh trĩ của bạn đã sang đến cấp độ 3 hoặc 4. Do đó, hãy cố gắng dẹp bỏ sự xấu hổ đi mà đến gặp các bác sĩ chuyên khoa.
Lúc này búi trĩ không còn khả năng tự thụt vào trong hậu môn nên việc điều trị theo cách dân gian hoặc dùng thuốc điều trị không có kết quả tích cực. Vì vậy, bệnh nhân nên tham khảo phương pháp ngoại khoa là tiến hành phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ nhằm tránh trường hợp bệnh phát triển nặng và biến chứng.
Ngoài ra người bệnh nên tự chăm sóc tại nhà theo các cách hướng dẫn dưới đây:
– Chăm sóc vùng đang bị tổn thương thật kỹ càng và sạch sẽ để búi trĩ không bị nhiễm khuẩn (đặc biệt là sau khi đại tiện). Có thể ngâm vùng hậu môn trong nước ấm 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 10 phút và lau khô nhẹ nhàng ngay sau đó.
– Đối với những người có thói quen dùng giấy sau khi đại tiện thì lưu ý dùng giấy ướt (loại cho em bé dùng) thay cho giấy khô để giảm sự trầy xước búi trĩ. Bên cạnh đó không được dùng ngón tay hay bất cứ vật gì cọ xát với hậu môn, sau khi đi đại tiện bạn chỉ cần dùng vòi xịt rồi thấm khô, hoặc dùng khăn ướt lau là đã đủ sạch rồi.
– Nếu cảm thấy búi trĩ đau đớn đến nỗi không thể chịu được, bạn có thể chườm khăn lạnh, đắp gạc lạnh lên hậu môn 10 phút và thực hiện 4 lần/ ngày để búi trĩ bớt sưng đau. Ngoài ra, người bị lòi trĩ có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để trị bệnh trĩ như dùng hạt gấc, rau diếp cá, lá thiên lý, lá huyết dụ v.v…nhưng phải dưới sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ.
– Bệnh nhân có thể hỏi ý kiến bác sĩ để có thể dùng thêm viên đạn có chứa Hydrocortison để đặt vào hậu môn, uống thêm thuốc giảm đau (loại không kê đơn) hoặc dùng thuốc gây tê tại chỗ trong trường hợp búi trĩ hành hạ đến mức không ăn ngủ được.
Xem thêm : Công thức hệ thức lượng trong tam giác vuông
– Người bị lòi búi trĩ nên lưu ý điều chỉnh hoặc xây dựng cho mình một chế độ ăn uống giàu chất xơ, uống nhiều nước và tránh các thức ăn cay nóng, đồ uống có chất kích thích v.v…
– Hãy tập thói quen đi đại tiện vào một giờ cố định trong ngày và đi đại tiện hằng ngày để tráng tình trạng táo bón. Tránh căng thẳng vì sợ đau khi đi đại tiện, do khi căng thẳng sẽ khiến cho quá trình này trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Nội dung trong bài viết đã chia sẻ chi tiết cách nhét búi trĩ vào trong đơn giản và hiệu quả hy vọng đã giúp mọi người tham khảo được những thông tin hữu ích. Nếu còn điều gì chưa rõ mọi người hãy liên hệ hotline 0243 9656 999 để được các chuyên gia và bác sĩ chữa bệnh trĩ tư vấn miễn phí.
Xem thêm: Có nên cắt trĩ không? Khi nào cần cắt trĩ? (Chuyên gia giải đáp)
Các tìm kiếm liên quan đến cách nhét búi trĩ vào trong
cách làm xẹp búi trĩ
cách làm co búi trĩ ngoại
cách chữa bệnh trĩ tại nhà
cách làm trĩ thụt vào
cách làm teo búi trĩ ngoại
trĩ nội độ 2
sa nghẹt búi trĩ
cách giảm đau búi trĩ sau sinh
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp