Táo bón là căn bệnh thường gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào và là một trong những bệnh hay gặp nhất của bộ máy tiêu hóa. Bệnh lý táo bón gây ra bởi nhiều nguyên nhân và mang đến không ít phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày. Hiểu về bệnh táo bón và chọn cho mình cách xử trí để đi ngoài nhanh khi bị táo bón giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin bổ ích về cách dễ đi cầu khi táo bón.
1. Tổng quan về chứng táo bón
1.1 Nguyên nhân nào gây ra táo bón
Do bệnh lý:
Bạn đang xem: Mách bạn 6 cách đi cầu nhanh khi bị táo bón cực dễ
Có rất nhiều bệnh lý tại cơ quan tiêu hóa hoặc bệnh không phải trong cơ quan tiêu hóa gây ra tình trạng khó đi ngoài.
Những bệnh thuộc đường tiêu hóa gây tình trạng khó đi đại tiện: khối u trong đường tiêu hóa, trĩ, nứt kẽ hậu môn, sau các phẫu thuật tại đường tiêu hóa, bệnh lý phình đại tràng bẩm sinh,…
Khối u đường tiêu hóa gây táo bón.
Những bệnh lý không thuộc đường tiêu hóa nhưng vẫn gây tình trạng khó đi ngoài: trầm cảm, đột quỵ, sốt kéo dài, đái đường, suy tuyến giáp,…
Thói quen sinh hoạt, ăn uống gây táo bón:
Ít vận động thể lực, không có thói quen tập thể dục, ngồi nhiều, thường xuyên nhịn đi đại tiện, ăn nhiều đồ cay nóng, ăn ít rau xanh, uống ít nước… là những nguyên nhân gây ra chứng khó đi ngoài.
Những nguyên nhân khác gây chứng táo bón:
Phụ nữ có thai
Các loại thuốc có thể gây táo bón: thuốc chữa ho có thành phần Codein, các thuốc có nhôm, thuốc làm đặc phân, atropin, thuốc lợi tiểu gây mất nước, cô đặc phân gây khó đi ngoài…
1.2 Táo bón có dấu hiệu như thế nào?
Xem thêm : Tân mão là năm nào và những đặc điểm
Bệnh táo bón có biểu hiện khác nhau ở mỗi nhóm tuổi, mỗi đối tượng cụ thể nhưng thường có các đặc điểm chung là khi đi đại tiện phải rặn lâu, phân cứng, chướng bụng, hoặc có thể sờ thấy khối cứng ở bụng do có phân ứ đọng.
Tình trạng rặn lâu khi bị táo bón
Ở người lớn: Đại tiện ít hơn 3 lần trong 1 tuần, cảm giác khó đại tiện, phải rặn nhiều, phân ít và có thể lẫn ít máu đỏ tươi do tổn thương tại vùng hậu môn.
Đối với trẻ em: Trẻ lớn đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần, đại tiện khó, trẻ rặn lâu khi đi đại tiện nhưng có thể vẫn không đi ngoài được, phân cứng, có thể lẫn máu, trẻ quấy khóc, lười ăn, bú kém, bứt rứt.
Tình trạng táo bón kéo dài nếu không được cải thiện có thể gây hậu quả như trĩ, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng.
Xem thêm: 10+ Cách trị táo bón cho người lớn đơn giản, mau khỏi
2. Các cách đi cầu nhanh khi bị táo bón
2.1 Uống nước ấm
Uống nước ấm giúp bạn cung cấp đủ nước cho cơ thể, là một cách dễ đi cầu khi táo bón. Ngoài ra nước ấm còn có tác dụng kích thích nhu động ruột, giúp thúc đẩy quá trình tống phân của cơ thể.
Bạn có thể uống nước lọc hoặc cà phê. Cà phê được chứng minh làm tăng nhu động ruột, giúp dễ đi ngoài khi bị táo bón.
Uống nước ấm hoặc cà phê ấm giúp dễ đi cầu khi táo bón.
2.2 Massage bụng giúp dễ đi cầu
Một cách giúp dễ đi cầu khi bị táo bón là massage bụng. Dùng bàn tay xoa bụng theo chiều kim đồng hồ ( tức là kích thích nhu động ruột dọc theo vị trí khung đại tràng), giúp đẩy nhanh tốc độ tống phân của ruột, dễ đi ngoài khi bị táo bón. Đây là một biện pháp hữu hiệu và an toàn. Tuy nhiên tránh chà xát mạnh có thể gây tổn thương xây xát da, đặc biệt với đối tượng trẻ em.
2.3 Thay đổi chế độ ăn – cách giúp dễ đi cầu khi táo bón
Chế độ ăn đầy đủ rau xanh và hoa quả không những giúp cung cấp các vitamin cần thiết mà còn chống táo bón. Duy trì chế độ ăn đầy đủ chất xơ hòa tan và không hòa tan với tỷ lệ hợp lý là cách giúp dễ đi cầu khi bị táo bón. Các thực phẩm giàu chất xơ có thể kể đến như: yến mạch, khoai lang, các loại rau xanh nói chung, quả chuối, quả táo, các loại đậu đỗ…
Xem thêm : 1m sắt phi 8 nặng bao nhiêu kg? Cẩm nang thép phi 8
Uống đủ nước mỗi ngày là một cách giúp dễ đi cầu khi táo bón.
Tránh ăn các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ
Tránh ăn các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ,… vì những thực phẩm này gây tình trạng khó tiêu, đầy bụng. Tiêu thụ lượng lớn các loại thực phẩm không có lợi cho sức khỏe không những làm nặng thêm tình trạng táo bón mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về chuyển hóa, tim mạch…
2.4 Bổ sung men vi sinh giúp dễ đi cầu
Men vi sinh có thể là một lựa chọn tốt đối với đối tượng là trẻ nhỏ hoặc người già. Hệ tiêu hóa ở những đối tượng này có thể chưa hoàn thiện hoặc suy giảm chức năng, vì vậy quá trình tiêu hóa thức ăn không đạt được hiệu quả cao. Hậu quả là gây đầy bụng, khó tiêu, khó hấp thu chất dinh dưỡng. Bổ sung men vi sinh giúp hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, giảm tình trạng táo bón, giúp dễ đi cầu khi táo bón.
2.5 Tập luyện thể dục thể thao giúp dễ đi cầu khi táo bón
Tập luyện thể thao với cường độ hợp lý giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động. Ngoài các bài tập luyện toàn thân, bạn có thể tham khảo các bài tập yoga dành riêng cho hệ tiêu hóa. Đây là một biện pháp hữu hiệu giúp dễ đi cầu khi táo bón.
Tập yoga giảm táo bón
2.6 Sử dụng thuốc nhuận tràng giúp dễ đi cầu khi táo bón
Hiện nay có nhiều loại thuốc nhuận tràng giúp dễ đi cầu khi bị táo bón được bán tại đa số các hiệu thuốc. Bạn có thể lựa chọn thuốc dạng uống hoặc thụt hậu môn tùy vào từng tình huống cụ thể. Tuy nhiên không nên lạm dụng thuốc để dễ đi cầu khi bị táo bón vì nguy cơ gây phụ thuộc vào thuốc, giảm phản xạ đi đại tiện. Trước khi sử dụng thuốc nên thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện trước để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi tình trạng táo bón không phải là quá khó. Tuy nhiên nếu đã áp dụng các biện pháp giúp dễ đi ngoài khi bị táo bón nhưng tình trạng táo bón không được cải thiện, bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
BS Hoàng Ngọc Anh.
Xem thêm: Các cách làm mềm phân tự nhiên
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp