Thực hư những cách giảm cận thị, liệu có giảm độ cận như lời đồn?

Đeo kính áp tròng ban đêm là cách giảm cận thị vào ban ngày

Một số loại kính áp tròng được đeo khi đi ngủ để tạo áp lực nhẹ lên mắt, giúp tạm thời điều chỉnh hình dạng của giác mạc để người cận thị có thể nhìn rõ hơn trong thời gian ngày hôm sau mà không cần dùng bất kỳ loại kính nào khác. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng rằng đeo kính áp tròng ban đêm là cách làm giảm độ cận thị lâu dài.

Nếu bạn đang tìm kiếm cách giảm cận thị 1 – 2 độ mà không cần phẫu thuật thì có thể tham khảo phương pháp này, nhưng hãy nhớ cách giảm cận thị này chỉ có hiệu quả tạm thời. Nếu không đeo kính áp tròng ban đêm nữa thì người cận thị vẫn tiếp tục nhìn mờ trở lại.

Phẫu thuật là cách giảm cận thị tốt nhất?

Phẫu thuật đúng là cách để giảm độ cận lâu dài và duy nhất hiện nay, hạn chế tỷ lệ phải đeo kính cận. Hiện tại có hai hướng phẫu thuật là:

Mổ cận thị bằng tia laser

Bác sĩ sẽ sử dụng tia laser để định hình lại giác mạc, giúp ánh sáng được tập trung tốt hơn vào võng mạc. Cứ 10 người sẽ có 9 người cải thiện đáng kể thị lực sau phẫu thuật này. Thông thường, thời gian để thị lực tốt lên là một đến vài ngày sau mổ, nhưng sẽ chưa thực sự ổn định trong tháng đầu tiên.

Phẫu thuật laser nhìn chung có độ an toàn cao, hiếm khi xảy ra biến chứng. Cũng có một vài trường hợp vẫn phải đeo kính sau mổ.

Hiện tại, đây là một trong những cách giảm cận thị được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, không phải ai cũng tiến hành mổ laser được. Hãy đến để bác sĩ nhãn khoa kiểm tra chi tiết trước khi quyết định.

Phẫu thuật cấy ghép thủy tinh thể

Cách giảm cận thị này còn khá mới, sử dụng một thủy tinh thể nhân tạo để đưa cố định vào mắt. Tròng kính đặc biệt này sẽ giúp ánh sáng tập trung trên võng mạc, giảm độ cận thị, thậm chí chữa khỏi tật khúc xạ này. Tuy nhiên, cấy ghép thủy tinh thể chỉ dành cho những người bị cận rất nặng hoặc gặp khó khăn khi đeo kính áp tròng.

Có hai loại cấy ghép thủy tinh thể chính, bao gồm: