Giới thiệu về Lăng Bác
Lăng Bác (hay còn có tên gọi khác là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh) – là nơi an nghỉ và lưu giữ thi hài của Bác Hồ. Trong di chúc, Bác Hồ muốn được hỏa táng và đặt tro tại 3 miền của tổ quốc sau khi Người qua đời nhưng thể theo ý nguyện của toàn Đảng, toàn dân thì tại phiên họp sáng ngày 29/11/1969 Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã bàn và quyết định nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và xây dựng Lăng của Người.
Vào tháng 1/1970 Chính phủ Liên Xô cùng Việt Nam họp bàn về thiết kế và kỹ thuật xây dựng Lăng. Lăng được khởi công xây dựng chính thức vào ngày 2/9/1973 tại lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình lịch sử hào hùng. Công trình Lăng Bác được hoàn thành vào năm 1975 và khánh thành vào ngày 29/8/1975. Sau hơn 700 ngày đêm lao động của cán bộ, chiến sỹ và công nhân xây dựng Lăng và đặc biệt là sự giúp đỡ sức người, sức của Chính phủ, nhân dân Liên Xô đã xây dựng nên nơi nghỉ của Bác. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có địa chỉ tại số 2 Hùng Vương, Điện Bàn, Ba Đình, Hà Nội.
Bạn đang xem: Giờ mở cửa của Lăng Bác Hồ
Lăng Bác được xây dựng lên theo bốn phương châm: Dân tộc – hiện đại – trang nghiêm – giản dị. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là công trình kiến trúc đồ sộ gồm 3 lớp với chiều cao 21,6m, bề rộng 31m. Kết cấu của Lăng được thiết kế vững chãi, có thể chống lũ lụt, bom đạn và động đất cường độ 7 richter. Lăng gồm có ba tầng:
- Tầng 1 là một dãy khán đài xây theo hình bậc thang để tiện tổ chức các buổi lễ quan trọng tại Quảng Trường Ba Đình.
- Tầng 2 là phần Trung Tâm của lăng gồm phòng thi hài, các hành lang và cầu thang lên xuống. Trên tầng có 2 lá Quốc kỳ và Đảng kỳ lớn ghép bằng 4000 mảnh đá hồng ngọc từ Thanh Hóa, hình búa liềm và sao vàng được ghép bằng đá cẩm vân màu vàng sáng. Di hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt trong lồng kính cùng với nhiệt độ phòng ở mức quy định.
- Tầng trên là mái lăng được thiết kế thành hình tam cấp. Trên mặt chính của Lăng có khắc dòng chữ “Chủ Tịch Hồ Chí Minh” bằng đá hồng ngọc màu mận chín từ Cao Bằng.
Tiền sảnh của Lăng được ốp đá hoa cương vân đỏ hồng với dòng chữ “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do” và chữ ký của Bác được dát vàng. 200 bộ cửa của Lăng Bác được làm từ các loại gỗ quý do nhân dân Nam Bộ, Tây Nguyên, Quảng Nam, Đà Nẵng và Bộ đội Trường Sơn gửi ra và do các nghệ nhân Nam Hà, Hà Bắc, Gia Hòa và Nghệ An thực hiện.
Cảnh quan xung quanh Lăng xanh mát với hơn 250 loài thực vật, mỗi cây, mỗi loài hoa được trồng đều mang những ý nghĩa riêng. Phía trước và phía sau lăng được trồng 79 cây vạn tuế tượng trưng cho 79 năm cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước lăng là Quảng trường Ba Đình lịch sử với diện tích 20.000 m2 chia thành 176 ô vuông trồng cỏ.
Hình ảnh Lăng Bác đã gắn bó sâu sắc trong tâm thức của biết bao người. Mỗi khi tới thăm lăng ai cũng có cảm giác như được ở gần hơn với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tấm lòng kính trọng, biết ơn gửi tới Người Luôn được đề cao. Chắc hẳn ai tới đây cũng không thể tránh khỏi những giây phút bồi hồi, xúc động khi được thăm nơi an nghỉ của Người cha già vĩ đại và cùng lắng nghe lại những câu chuyện, những phóng sự đời thực về Bác Hồ
Lịch mở cửa Lăng Bác
– Giờ mở cửa Lăng Bác vào mùa hè (từ đầu tháng 4 đến tháng 10):
- Vào mỗi thứ 3, thứ 4, thứ 5: Lăng Bác sẽ mở cửa lúc 7h30 phút sáng cho đến 10h30 phút sáng, không mở cửa vào buổi chiều, buổi tối.
- Vào thứ 7, chủ nhật: Lăng Bác sẽ mở cửa lúc 7h30 và đóng cửa muộn hơn mọi ngày khoảng 30 phút và cũng không mở cửa vào buổi chiều, buổi tối.
– Lịch mở cửa Lăng Bác vào mùa đông (từ tháng 11 đến tầm tháng 3):
- Vào thứ 3, thứ 4, thứ 5: Lăng Bác sẽ mở cửa lúc 8 giờ sáng cho đến 11 giờ trưa các ngày, không mở cửa vào buổi chiều, tối.
- Vào thứ 7, chủ nhật: Lăng Bác mở cửa vào lúc 8 giờ sáng đến 11h30 phút, đóng cửa muộn hơn so với ngày thường khoảng 30 phút và cũng không mở cửa vào buổi chiều, tối.
Vào thứ 2 và thứ 6 hằng tuần lăng Bác sẽ đóng cửa để thực hiện bảo trì cở sở vật chất. Tuy nhiên nếu ngày đó trùng vào các dịp lễ 19/5, 2/9 và Mùng 1 Tết Nguyên Đán thì Lăng Bác vẫn mở cửa để đón khách đến viếng thăm.
Một số lưu ý khi đến Lăng Bác
Du khách trong nước và quốc tế cần theo dõi lịch mở cửa Lăng Bác để sắp xếp lộ trình di chuyển hợp lý. Bên cạnh tìm hiểu về thời gian hoạt động bạn cần chú ý đến vấn đề trang phục, thái độ, các vật dụng được phép sử dụng khi vào lăng viếng Bác.
– Giá vé vào Lăng Bác được áp dụng linh hoạt như sau:
- Miễn phí hoàn toàn giá vé đối với toàn bộ người Việt Nam khi đến thăm.
- Thu 25.000đ đối với những người ngoại quốc khi đến thăm lăng.
– Những quy định cần biết khi vào Lăng Bác:
Cần lựa chọn trang phục kín đáo, lịch sự khi đến thăm Lăng Bác
- Về phần trang phục: Theo quy định của ban quản lý lăng, du khách tới viếng thăm lăng phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự, không được ăn mặc hở hang, gây phản cảm. Vì vậy bạn cần tránh các loại váy áo ngắn, áo cổ khoét sâu, áo sát nách khi viếng thăm lăng.
- Về thái độ: Du khách tới thăm lăng cần phải đi đứng nhẹ nhàng, nói nhỏ vừa đủ nghe, không được cười đùa to tiếng, gây ồn ào, mất trật tự ở khu vực xung quanh lăng. Từ cửa chính Quảng trường Ba Đình cho tới lăng, du khách cần tuân thủ đứng xếp hàng ngay ngắn và tuân theo sự chỉ dẫn của người hướng dẫn viên, không chen lấn, xô đẩy nhau. Khi vào khu vực trung tâm của lăng, du khách phải bỏ mũ ra, hai tay buông thẳng, không được cho tay vào túi quần, không cười nói to, chỉ trỏ xung quanh.
- Về các vật dụng được mang vào lăng: Du khách có thể mang theo điện thoại, máy quay, máy ảnh vào trong lăng tuy nhiên không được phép tùy ý sử dụng các loại phương tiện này tại một số khu vực đã được ban quản lý quy định.
- Về đối tượng thăm lăng: Lăng Bác nhận đón tiếp du khách từ 3 tuổi trở lên, còn trẻ em dưới 3 tuổi không được vào thăm lăng.
– Phương tiện để di chuyển tới lăng Bác:
Xem thêm : Vai trò của nitơ trong cơ thể thực vật?
Lịch mở cửa Lăng Bác được chia vào thời điểm các tháng trong năm. Thời gian hoạt động cũng là căn cứ để giúp du khách sắp xếp quãng đường di chuyển phù hợp để tránh tình trạng tắc đường. Vì vậy đừng quên kinh nghiệm nhỏ dưới đây nhé:
- Vì nằm ở trung tâm Hà Nội: số 2 Hùng Vương, Điện Biên, quận Ba Đình, nên bạn có thể đến đây bằng nhiều phương tiện di chuyển khác nhau. Với du khách đi xe máy có thể gửi xe tại đường Ông Ích Khiêm – đối diện với bộ Tư Lệnh Lăng hoặc gửi ở số 18 đường Ngọc Hà, cổng vào bảo tàng Hồ Chí Minh.
- Còn nếu muốn đi xe buýt, bạn có thể bắt các tuyến xe số 09, 18, 22, 33, 45, 50 đến điểm dừng ở 18A Lê Hồng Phong là điểm dừng gần nhất của trạm xe buýt để có thể đi vào lăng Bác.
Đoạn đường đi từ lăng Bác đến nhà sàn của Bác đã được trùng tu khá đẹp, khang trang, với hòn non bộ, hồ nước với rất nhiều cá, vườn cây xanh vô cùng mát mẻ. Tại đây, bạn có tìm hiểu thêm về cuộc sống giản dị và sự nghiệp cách mạng vô cùng vĩ đại của Bác. Sau khi đã thăm quan nhà sàn, phủ Chủ Tịch và bảo tàng, bạn có thể đến quầy giải khát và bán đồ lưu niệm để mua quà hoặc nghỉ ngơi sau một đoạn đường khá dài.
Mọi người cũng hỏi
Câu hỏi 1: Chức vụ “Ấn chủ tịch” là gì và nó thường xuất hiện ở đâu?
Trả lời: “Ấn chủ tịch” là một cụm từ được sử dụng để ám chỉ vị trí lãnh đạo cao cấp trong một tổ chức, thường là doanh nghiệp hoặc tập đoàn. Người giữ chức vụ này có vai trò quan trọng trong việc định hướng chiến lược, quản lý và ra quyết định quan trọng của tổ chức.
Câu hỏi 2: Chức vụ “Ấn chủ tịch” tương đương với chức vụ gì trong tiếng Anh?
Trả lời: Chức vụ “Ấn chủ tịch” tương đương với chức vụ “Vice Chairman” hoặc “Vice President” trong tiếng Anh.
Câu hỏi 3: Nhiệm kỳ giữ chức vụ “Ấn chủ tịch” thường kéo dài trong khoảng thời gian nào?
Trả lời: Nhiệm kỳ giữ chức vụ “Ấn chủ tịch” thường kéo dài trong khoảng từ 1 đến 3 năm, tùy thuộc vào quy định của tổ chức và chiến lược quản lý của họ.
Câu hỏi 4: Chức vụ “Ấn chủ tịch” thường có nhiệm vụ và trách nhiệm gì trong tổ chức?
Trả lời: Người giữ chức vụ “Ấn chủ tịch” thường có trách nhiệm hỗ trợ Chủ tịch hoặc lãnh đạo cấp cao khác trong việc quản lý và điều hành tổ chức. Họ thường tham gia vào việc ra quyết định chiến lược, đối thoại với các cơ quan liên quan và đại diện cho tổ chức trong các sự kiện quan trọng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp