Kỹ năng lắng nghe rất quan trọng bởi giao tiếp là một trong những hoạt động luôn diễn ra hàng ngày xung quanh chúng ta tuy nhiên, để đạt được mục đích giao tiếp mà cụ thể là thấu hiểu được những gì người khác nói thì mỗi chúng ta cần phải rèn luyện cho bản thân kỹ năng lắng nghe hiệu quả.
Thực tế cho thấy rằng bản năng của một đứa trẻ khi sinh ra là cất tiếng khóc trào đời – đó là tiếng nói đầu tiên trong cuộc đời mặc dù lúc này đây đứa trẻ đó chưa lắng nghe được mọi người xung quanh đang nói những gì. Và qua thời gian lớn lên đứa trẻ sẽ nghe và nói được thế nhưng để nhận ra cách lắng nghe hiệu quả thì không phải là ai cũng biết. Vậy, làm thế nào để kỹ năng lắng nghe của bạn đạt được hiệu quả tốt ? Hãy cùng chúng tôi nghiên cứu về một số yếu tố như sau:
Bạn đang xem: Kỹ năng lắng nghe để thấu hiểu
Thái độ lắng nghe
Khi người khác đang nói với bạn có nghĩa bạn sẽ là người phải lắng nghe vì thế, bạn nên tạo cho bản thân mình có sự chủ động và tập trung cao vào vấn đề họ đang nói. Hãy luôn nhớ rằng công việc hiện tại của bạn đơn giản là: Lắng nghe thông tin họ đang nói là gì, như thế nào?
- Nghệ thuật nghe và nói hiệu quả trong doanh nghiệp
Sự phản hồi, đặt câu hỏi
Tuy bạn là người lắng nghe nhưng bạn cũng cần phải có những phản hồi như đặt câu hỏi phản biện với người nói để thể hiện sự tập trung, xác nhận lại thông tin một cách chính xác hay đơn giản là giải quyết các vướng mắc về thông tin họ đã truyền đạt tới bạn. Điều đó, không có nghĩa là bạn sẽ cắt ngang câu nói của người khác mà có nghĩa là bạn cần lưu ý về các vấn đề vướng mắc này để khi người nói kết thúc bạn sẽ có sự phản hồi lại thông tin cho họ. Tránh tình trạng đôi bên cùng nói không có người nghe, nói chuyện lan man sang chủ đề khác hay khiến người nói rơi vào trạng thái bế tắc không còn biết nói gì.
Thể hiện sự khích lệ, đồng thuận
Trong khi giao tiếp bạn cũng cần có những hành động thể hiện sự khích lệ để người nói tạo sự hứng khởi khi nói chuyện cụ thể là: đưa ra các câu hỏi liên quan tới nội dung người nói đã trình bày trước đó, đặt câu hỏi thể hiện suy nghĩ của bản thân về thông tin đã nhận được( Tôi hiểu theo ý này có đúng không? Có phải ý bạn là như thế này không?…)
Thể hiện qua giao tiếp phi ngôn ngữ
Song hành cùng những câu hỏi phản hồi bạn cũng cần thể hiện thông qua giao tiếp phi ngôn ngữ để đạt được hiệu quả tốt hơn. Có câu nói” Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn” vì thế, khi đối mặt nói chuyện cùng nhau các bạn nên sử dụng một cách linh động ánh mắt của mình để thể hiện sự cởi mở, thân thiện và nhiệt tình với người nói. Nên tránh làm việc riêng như đọc báo, lướt web,…trong khi lắng nghe hay khoanh tay trước ngực và nhìn ngó xung quanh mà không hướng tới người nói.
- Học cách lắng nghe tích cực
Luôn đặt bản thân vào vị trí người nói
Khi đặt mình vào vị trí người nói bạn sẽ thấu hiểu rõ nét về những gì người nói cần trình bày, từ đó có cách nhìn khách quan và có sự tôn trọng họ vì bản thân bạn hiểu rằng câu chuyện đó như chính câu chuyện của bản thân bạn vậy.
Xem thêm : Bị mèo cào xước tay có nên chích ngừa dại?
Hy vọng những chia sẻ trên đây của VNNP sẽ giúp các bạn rèn luyện được cách lắng nghe một cách hiệu quả và đạt được thành công trong giao tiếp.
–
Kỹ năng lắng nghe hiệu quả, kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp phù hợp, học kỹ năng lắng nghe để giao tiếp tốt, tìm hiểu về kỹ năng lắng nghe nhạy bén, học cách lắng nghe tốt…
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp