Ngày 29/01/2021, TAND huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Tranh chấp thừa kế tài sản” là phần đất diện tích 2.505,4m2 giữa nguyên đơn là bà N.T.X và bị đơn ông N.V.Đ (cùng ngụ trên địa bàn ấp 6, xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang).
Bà X yêu cầu được chia và công nhận cho bà được quyền sử dụng đất theo đo đạc thực tế diện tích 2.505,4m2 trong tổng diện tích mà ông Nguyễn Văn Ba (đã chết) để lại.
Bạn đang xem: Di chúc không công chứng, chứng thực được công nhận
Về phía bị đơn,ông N.V.Đ không đồng ý theo yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, đồng thời ông Đa có đơn phản tố yêu cầu Tòa án công nhận di chúc do ông Nguyễn Văn Ba lập ngày 25/6/2018.
Theo nội dung vụ án, vào ngày 25/6/2018, ông Nguyễn Văn Ba lập di chúc để lại toàn bộ tài sản là quyền sử dụng hơn 10.600m2 đất cho ông N.V.Đ. Thời điểm lập di chúc thì ông Ba vẫn còn minh mẫn, sức khỏe tốt. Khi lập di chúc ông Ba có mời những người dân sống lân cận chứng kiến là những người ký tên trong tờ di chúc như ông N.V.C (hiện đã chết), ông N.K.L, ông Đ.V.M, ông P.V.U .
Xem thêm : Xa Tiền Tử
Ngày 23/9/2018, ông Ba chết. Sau khi ông Ba chết thì ông Đ là người trực tiếp chăm lo mồ mả và thờ cúng, và ông Đ cũng là người trực tiếp canh tác đất do ông Ba để lại. Vài tháng sau khi ông Ba chết, bà X mới vào chiếm 2.505m2 đất và sử dụng đến nay.
Bản án sơ thẩm thể hiện, ông N.K.L, ông Đ.V.M, ông P.V.U (là những người làm chứng) cùng trình bày thống nhất là đã chứng kiến việc ông Nguyễn Văn Ba lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho ông N.V.Đ và có ký xác nhận vào tờ di chúc. Thời điểm lập di chúc ông Ba còn minh mẫn, sức khỏe tốt, việc lập di chúc không bị ai ép buộc. Ông Đ là người trực tiếp chăm sóc, phụng dưỡng ông Ba. Sau khi ông Ba chết thì ông Đ là người sử dụng toàn bộ phần đất ông Ba để lại, sau đó phát sinh tranh chấp với bả X vì bà X có lấy 02 công canh tác.
Nhận định của đại diện VKSND huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang: “Di chúc ông Nguyễn Văn Ba được lập ngày 25/6/2018, thời điểm lập di chúc ông Ba hoàn toàn minh mẫn; nội dung di chúc định đoạt toàn bộ tài sản của ông Ba để lại cho ông N.V.Đ; Di chúc được lập bằng văn bản tuy không có công chứng, chứng thực nhưng có người làm chứng là ông N.K.L, ông P.V.U, ông Đ.V.M chứng kiến và xác nhận. Do đó, có cơ sở xác định di chúc của ông Ba để lại là hợp pháp nên yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là không có căn cứ. Đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; Chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn. Công nhận di chúc lập ngày 25/6/2018; công nhận cho ông N.V.Đ được quyền sử dụng đất diện tích 10.626,8m2”.
Đồng ý với đề nghị của Viện kiểm sát, HĐXX nhận định tờ giấy do ông Ba để lại có ghi là “Tờ khai ủy quyền và di chúc”, nhưng nội dung thì đã thể hiện đầy đủ ý chí của người lập di chúc là để lại tài sản được nêu trong di chúc cho ông Đ thừa hưởng. Như vậy, việc ông Ba di chúc để lại cho ông Đ tài sản thừa kế là phù hợp với quy định nên ông Đ yêu cầu được chia thừa kế theo di chúc là có cơ sở chấp nhận”.
Xem thêm : Sau tiêm thuốc kích trứng bao lâu thì bơm tinh trùng?
Bên cạnh đó HĐXX nhận định, không có cơ sở để tuyên giao cho bà X 2.505m2 đất mà bà X đã chiếm dụng sau khi ông Ba chết. Về việc xem xét tính thù lao bảo quản di sản theo quy định (tại Điều 618 BLDS 2015) thì thời điểm bà X vào chiếm đất là năm 2018; phần đất này chỉ sử dụng vào mục đích trồng lúa, bà X không có công sức cải tạo làm tăng giá trị đất và cũng không phải là người được giao quản lý, trông coi di sản. Do đó, khi chia di sản cho ông Đa được hưởng theo di chúc thì không tính thù lao bảo quản di sản cho bà X là phù hợp với quy định của pháp luật.
Sau khi xem xét chứng cứ, diễn biến của vụ việc, HĐXX đã tuyên bác yêu cầu khởi kiện chia thừa kế 2.505m2 đất của nguyên đơn N.T.X và chấp nhận yêu cầu phản tố của ông N.V.Đ là công nhận di chúc lập ngày 25/6/2018 của ông Nguyễn Văn Ba.
Dư luận địa phương nhiều người cho rằng phán quyết của Tòa án là thấu tình đạt lý.
TRẦN TÚ – THẾ HUYNH
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp