Lắp đặt điện mặt trời có phải xin phép không
Theo điều 2 của thông tư 16: “Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia phát triển dự án điện mặt trời tại Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan” Do đó các cá nhân có thể tham gia phát triển hệ thống điện mặt trời. Đặc biệt là các chủ đầu tư càng được khuyến khích đầu tư xây dựng hệ thống điện năng lượng mặt trời.
Bạn đang xem: Lắp đặt điện mặt trời có phải xin phép không và cần làm gì?
Và việc lắp đặt điện mặt trời cần phải xin phép. Đối với các dự án điện mặt trời áp mái công suất nhỏ hơn 01MW, chủ đầu tư sẽ đăng ký đầu nối điện với Công ty điện lực tỉnh/thành phố. Và cung cấp các thông tin như sau:
- Công suất dự kiến
- Thông số kỹ thuật của tấm pin điện mặt trời
- Thông số biến đổi điện xoay chiều.
Tổng công ty Điện Lực Việt Nam EVN hỗ trợ lắp đặt miễn phí đồng hồ 2 chiều.
Nhờ đồng hồ 2 chiều giúp doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình đo lượng điện sản xuất từ hệ thống điện mặt trời. Và lượng điện dư thừa sẽ được mua lại bởi EVN.
Đồng thời các công trình, nhà ở riêng lẻ phải có giấy phép sửa chữa, cải tạo và phải tuân thủ quy chuẩn về an toàn công trình, cũng như yêu cầu không ảnh hưởng về cảnh quan và môi trường.
Xem thêm : Cách nấu gà tiềm thuốc bắc ngon, bổ dưỡng, đơn giản tại nhà
Do đó với câu hỏi “Lắp điện năng lượng mặt trời cho gia đình có phải xin phép không” thì câu trả lời là cần xin cấp giấy phép đối với các trường hợp khác nhau thì cần các loại giấy phép khác nhau. Và nếu lắp điện mặt trời hòa lưới thì cần đăng ký EVN để được kiểm tra, xét duyệt và cung cấp công tơ hai chiều.
1. Chú ý thứ nhất
- Theo quy định về môi trường, hệ thống điện mặt trời có diện tích dưới 50ha không thuộc trường hợp phải báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Đối với dự án công suất nhỏ hơn 1MW chủ đầu tư cần đăng ký đấu nối với EVN.
- Đối với dự án có công suất lớn hơn hoặc bằng 1MW, chủ đầu tư phải bổ sung quy hoạch phát triển điện mặt trời và quy hoạch phát triển điện lực.
2. Chú ý thứ hai
Việt Nam Solar cung cấp dịch vụ hoàn thiện hồ sơ, lắp đặt điện mặt trời TRỌN GÓI, từ a đến z, giải tỏa mọi lo âu của khách hàng.
Vì sao lắp đặt điện mặt trời có phải xin phép
1. Được hưởng ưu đãi về vốn đầu tư và thuế
- Theo quyết định số 11/2017 của Thủ tướng chính phủ, tổ chức cá nhân tham gia phát triển các dự án điện mặt trời được huy động vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư thực hiện các dự án điện mặt trời theo quy định của pháp luật. Như vậy người dùng và đặc biệt là chủ đầu tư dễ dàng huy động vốn, vay vốn từ các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là ngân hàng để đầu tư phát triển hệ thống điện mặt trời. Đây là một chính sách khuyến khích của nhà nước đối với doanh nghiệp, chủ đầu tư.
- Được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa tạo tài sản cố định cho dự án điện mặt trời.
- Được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án điện mặt trời được thực hiện như đối với dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư theo quy định trong luật về thuế.
2. Được hưởng ưu đãi về đất đai
- Miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thuê mặt nước cho các dự án điện mặt trời, công trình đường dây và trạm biến áp để đấu nối với lưới điện.
- Được cơ quan nhà nước tạo điều kiện thu xếp quỹ đất để chủ đầu tư thực hiện các dự án mặt trời.
3. Được hưởng ưu đãi giá điện của các dự án điện mặt trời
3.1 Đối với dự án nối lưới:
- Được EVN có tranh nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ các dự án nối lưới với giá mua được quy định tại văn bản pháp luật hiện hành. Và được tính theo tỷ giá ngoại tệ hiện hành.
- Các điều chỉnh trong giá mua bán điện được thực hiện theo Hợp đồng mua bán điện mẫu do Bộ Công Thương ban hành.
3.2. Đối với dự án trên mái nhà:
- Được thực hiện theo cơ chế bù trừ điện năng sử dụng hệ thống công tơ hai chiều.
- Trong một chu kỳ thanh toán, lượng điện phát ra từ các dự án trên mái nhà lớn hơn lượng điện tiêu thụ sẽ được chuyển sang chu kỳ thanh toán kế tiếp.
- Khi kết thúc năm hoặc khi kết thúc hợp đồng mua bán điện, lượng điện phát dư sẽ được bán cho bên mua điện với giá bán điện theo quy định hiện hành.
- Bộ Công Thương ban hành giá mua bán điện mặt trời đối với dự án mái nhà cho năm tiếp theo.
Khi nào cần xin phép lắp đặt điện mặt trời
1. Cần xin phép lắp đặt điện mặt trời khi
- Đối với hệ thống điện mặt trời có công suất nhỏ hơn 1MW, chủ đầu tư cần đăng ký đấu nối với EVN tỉnh/thành phố.
- Đối với hệ thống điện mặt trời có công suất lớn hơn hoặc bằng 1MW, chủ đầu tư ngoài đăng ký với EVN cần bổ sung quy hoạch phát triển điện mặt trời, quy hoạch phát triển điện lực. Đồng thời cần cung cấp đầy đủ giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép xây dựng và giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy.
- Có thể cần xin thêm giấy phép cải tạo và xây dựng công trình/kiến trúc đối với các trường hợp được quy định trong văn bản pháp luật hiện hành.
2. Khi đã đảm bảo các yêu cầu trong đầu tư xây dựng dự án điện mặt trời
- Phải phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư, xây dựng, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường và các quy định liên quan khác.
- Thiết bị chính của dự án điện mặt trời phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về điện mặt trời; chất lượng điện của dự án điện mặt trời phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về điện áp, tần số và các yêu cầu khác liên quan theo quy định hiện hành.
- Bên bán điện có trách nhiệm đầu tư và lắp đặt thiết bị đo đếm điện năng; tổ chức việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm thiết bị đo đếm điện năng theo đúng quy định của pháp luật về đo lường.
- Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng dự án điện mặt trời có trách nhiệm lắp đặt các thiết bị điện mặt trời phải đảm bảo an toàn về kết cấu, an toàn về công trình theo các quy định hiện hành.
- Việc đầu tư xây dựng dự án trên mái nhà phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- a) Mái nhà hoặc kết cấu công trình xây dựng được gắn các tấm pin năng lượng mặt trời phải chịu được tải trọng và kết cấu của các tấm pin năng lượng mặt trời và các phụ kiện kèm theo.
- b) Bảo đảm các quy định an toàn về điện theo quy định của pháp luật.
- c) Bảo đảm giữ gìn cảnh quan và môi trường xung quanh.
Xin phép lắp điện năng lượng mặt trời ở đâu
1. Tập đoàn Điện Lực Việt Nam hoặc các đơn vị thành viên được ủy quyền
- Chủ đầu tư thỏa thuận, ký kết hợp đồng mua bán điện với EVN theo Hợp đồng mua bán điện mẫu và giá điện được quy định hiện hành.
- Chủ đầu tư nộp hồ sơ chứng minh đáp ứng các điều kiện về đầu tư xây dựng các dự án điện mặt trời theo quy định pháp luật hiện hành (giấy chứng nhận doanh nghiệp, giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy,…)
2. Bộ Công Thương
- Chủ đầu tư gửi 01 bản Hợp đồng mua bán điện đã ký về Bộ Công Thương chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày ký đối với các dự án nối lưới.
Lưu ý: Chủ đầu tư phải kiểm tra và được tư vấn đối với các trường hợp cụ thể để đảm bảo dự án đã tuân thủ các quy định của pháp luật. Khách hàng vui lòng liên hệ Việt Nam Solar để được giải đáp nhanh nhất và chi tiết nhất.
Xin cấp phép lắp đặt hệ thống điện mặt trời như thế nào
- Bước 1: Thỏa thuận, ký kết hợp đồng mua bán điện với Bên mua điện EVN theo Hợp đồng mua bán điện mẫu và giá bán điện được quy định theo pháp luật hiện hành.
- Bước 2: Lắp đặt hệ thống đo đếm, công tơ đo đếm điện năng phù hợp với các quy định hiện hành để đo đếm điện năng sử dụng cho thanh toán tiền điện.
- Bước 3: Gửi 01 bản Hợp đồng mua bán điện đã ký về Bộ Công Thương chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày ký đối với các dự án nối lưới.
- Bước 4: Tuân thủ quy định vận hành hệ thống điện, quy định hệ thống điện truyền tải, hệ thống điện phân phối, hệ thống đo đếm và các quy định liên quan do Bộ Công Thương ban hành.
Dịch vụ khảo sát, thẩm định, xin cấp phép và lắp đặt hệ thống mặt trời trọn gói
1. Đảm bảo hoàn thiện từ a đến z
Việt Nam Solar cung cấp dịch vụ khảo sát, thẩm định, xin cấp phép và lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời trọn gói. Hoàn thiện từ a đến z tất cả các khâu để khách hàng có thể sở hữu được một công trình điện mặt trời nhanh nhất, tốt nhất với chi phí cạnh tranh nhất thị trường.
Quý khách hàng vui lòng liên hệ Việt Nam Solar ngay để được tư vấn nhanh nhất và chi tiết nhất.
2. Đảm bảo hàng chính hãng
Việt Nam Solar cung cấp các loại thiết bị quang điện, hệ thống điện mặt trời trọn bộ chính hãng, uy tín. Các sản phẩm có giấy tờ đầy đủ, chất lượng được kiểm tra nghiêm ngặt trước khi đưa ra thị trường.
3. Chính sách bảo hành rõ ràng
Xem thêm : Sinh năm 1988 năm 2022 bao nhiêu tuổi
Căn cứ vào mỗi hãng sản xuất hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ có chính sách bảo hành riêng, rõ ràng và chi tiết tới quý khách. Để nhận thông tin chi tiết nhanh nhất vui lòng liên hệ Việt Nam Solar.
4. Giá tốt nhất thị trường
Cung cấp dịch vụ khảo sát, thẩm định, xin cấp phép và lắp đặt hệ thống điện mặt trời trọn gói với giá ưu đãi nhất cùng chất lượng tốt nhất trên thị tường được bảo hành dài hạn. Đây là cam kết về chất lượng mà công ty năng lượng mặt trời Việt Nam Solar cung cấp cho khách hàng. Đồng thời Việt Nam Solar luôn đồng hành cùng khách hàng trong toàn bộ quá trình. Cũng như cung cấp các dịch vụ vệ sinh, bảo trì với chi phí tối ưu nhất sau lắp đặt.
5. Thi công lắp đặt chuyên nghiệp
Việt Nam Solar cung cấp dịch vụ tư vấn, thiết kế cũng như thi công lắp đặt trọn gói và chuyên nghiệp. Giúp cho thời gian lắp đặt nhanh nhất cùng chi phí tiết kiệm nhất. Khách hàng vui lòng liên hệ Việt Nam Solar để nhận báo giá chi tiết.
Chú ý: Việt Nam Solar sẽ luôn có chương trình khuyến mãi đặc biệt với các gói giá đặc biệt dành riêng cho bạn. Để nhận được thông báo giá cụ thể khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để có được bảng giá chi tiết nhất.
Quý khách hoàn toàn có thể yên tâm mua và sử dụng, Việt Nam Solar hân hạnh đồng hành theo quý khách cùng năm tháng.
Xem Thêm Một Số Sản Phẩm Điện Năng Lượng Mặt Trời
Vui lòng đăng nhập để đánh giá!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp