1. Dịp Giỗ Tổ và 30/4 – 1/5 năm 2023: Nghỉ liền 05 ngày
Năm 2023 tuy không phải là năm nhuận nhưng là một năm đặc biệt khi có đến 02 Âm lịch. Do đó mà dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương đến trễ hơn mọi năm và diễn ra ngay trước dịp lễ 30/4 và 01/5. Chính vì vậy, người lao động sẽ được nghỉ gộp 03 ngày lễ này với thời gian có thể kéo dài đến 05 ngày.
- Dây thần kinh tủy được cấu tạo như thế nào
- Nghỉ dưỡng sức sau sinh năm 2021 theo quy định pháp luật
- Giải đáp chuyên gia: Ăn quả roi có béo không & Có nóng không?
- Uống nước chanh vào buổi sáng rất tốt nhưng uống trước hay sau khi ăn sáng mới THỰC SỰ TỐT?
- Top 24+ bộ anime học đường hay nhất mọi thời đại
Cụ thể, khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động hiện hành ghi nhận, dịp Giỗ tổ và 30/4 – 1/5, người lao động được nghỉ như sau:
Bạn đang xem: Điều đặc biệt về lịch nghỉ Giỗ Tổ và 30/4 – 1/5 năm 2023
– Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: Nghỉ 01 ngày vào ngày 10/3 Âm lịch.
– Ngày Chiến thắng: Nghỉ 01 ngày vào ngày 30/4 Dương lịch.
– Ngày Quốc tế lao động: Nghỉ 01 ngày vào ngày 01/5 Dương lịch.
Đồng thời theo khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động năm 2019, nếu những ngày nghỉ kể trên trùng với ngày nghỉ hằng tuần của người lao động thì người này sẽ được nghỉ bù vào ngày làm việc của tuần kế tiếp.
Năm 2023, ngày 10/3 Âm lịch rơi đúng vào thứ Bảy ngày 29/4/2023, còn ngày Chiến thắng (30/4/2023) và ngày Quốc tế lao động (01/5/2023) lần lượt diễn ra vào ngày Chủ nhật và thứ Hai ngay sau đó.
Trong đó, có 02 ngày lễ rơi vào thứ Bảy và Chủ nhật nên nếu làm việc theo chế độ nghỉ thứ Bảy, Chủ Nhật thì lịch nghỉ Giỗ Tổ và 30/4 – 1/5 năm 2023 của người lao động sẽ bắt đầu từ ngày 29/4/2023 đến hết ngày 03/5/2023, tức nghỉ 05 ngày liên tục.
Xem thêm : 5+ Phương pháp giải toán so sánh phân số cực đơn giản chính xác
Đây là kỳ nghỉ dài thứ hai trong năm 2023, chỉ kém 02 ngày so với lịch nghỉ Tết Âm lịch 2023. Với thời gian nghỉ dài như này, người lao động và gia đình hoàn toàn có thể sắp xếp các chuyến đi chơi xa trước khi vào hè.
2. Không cho nhân viên nghỉ Giỗ Tổ và 30/4 – 1/5, công ty có bị phạt?
Nghỉ ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày Chiến thắng và ngày Quốc tế lao động là quyền của người lao động được Bộ luật Lao động ghi nhận. Vì vậy, nếu không cho người lao động nghỉ theo quy định, doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm.
Bởi trường hợp huy động người lao động đi làm vào các ngày lễ trên được coi là làm thêm giờ. Trong đó, khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động quy định, doanh nghiệp chỉ được sử dụng người lao động làm thêm khi có sự đồng ý của người lao động.
Trường hợp cố tình ép nhân viên đi làm ngày lễ, người sử dụng lao động sẽ bị phạt vi phạm theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
Theo đó, nếu ép nhân viên đi làm ngày lễ, người sử dụng lao động có thể bị phạt cao nhất lên đến 25 triệu đồng.
Trường hợp doanh nghiệp đề xuất đi làm ngày lễ mà người lao động đồng ý thì mới không bị coi là vi phạm.
Xem thêm : 20 năm thông Hầm Hải Vân – Hầm đường bộ hiện đại nhất Đông Nam Á
Lúc này, ngoài tiền lương ngày lễ, doanh nghiệp còn phải trả thêm lương làm thêm giờ cho người đó với mức ít nhất bằng 300% lương nếu làm việc vào ban ngày hoặc ít nhất 390% lương khi làm việc vào ban đêm (theo Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019).
3. Đi làm xuyên lễ có được bố trí nghỉ bù?
Trước đây, người lao động đi làm xuyên lễ sẽ có thể được nghỉ bù những ngày sau đó nhưng với quy định hiện hành tại Bộ luật Lao động năm 2019, trường hợp này sẽ không được bố trí nghỉ bù.
Bởi hiện nay Bộ luật Lao động năm 2019 chỉ ghi nhận trường hợp duy nhất được nghỉ bù ngày lễ là trường hợp tại khoản 3 Điều 111:
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo đó, người lao động được nghỉ bù ngày lễ vào ngày làm việc của tuần kế tiếp nếu ngày nghỉ lễ bị trùng với ngày nghỉ hằng tuần.
Còn trường hợp đi làm vào ngày lễ, do đã trả lương của ngày lễ đó, đồng thời được tính thêm lương làm thêm giờ nên người lao động sẽ không được bố trí nghỉ bù vào các ngày làm việc khác.
Tuy nhiên, pháp luật vẫn khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng các chính sách có lợi hơn đối với người lao động. Chính vì vậy, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp cũng vẫn áp dụng chính sách nghỉ bù cho người lao động đi làm nhiều ngày liên tiếp trong kỳ nghỉ lễ.
Trên đây là điều đặc biệt về lịch nghỉ Giỗ Tổ và 30/4 – 01/5 năm 2023. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6192 của LuatVietnam để được hỗ trợ chi tiết.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp