Câu hỏi: Vì sao năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi”?
A. Vì tất cả các nước châu Phi đều giành được độc lập
B. Vì có 17 nước giành được độc lập
Bạn đang xem: Vì sao năm 1960 được gọi là năm châu phi?
C. Vì có 16 nước giành được độc lập
D. Vì có 18 nước giành được độc lập
Đáp án đúng: B
Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” vì có 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập: Đông Camorun (1-1-1960), Togo (27-4-1960), Madagaxca (26-6-1960), Xomali (1-7-1960), Đahômây (1-8-1960), Nigie (3-8-1960)…
Lý giải việc chọn đáp án B đúng là do:
Hoàn cảnh lịch sử
– Trước và trong chiến tranh thế giới thứ II, các nước Châu Phi đều là thuộc địa của các nước thực dân phương Tây.
Xem thêm : Sâm Bố Chính : Đặc điểm, công dụng và cách dùng hiệu quả
– Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc với sự thất bại của chủ nghĩa phát xít, sự suy yếu của Anh, Pháp (2 quốc gia thống trị nhiều vùng tại châu Phi) => Tạo điều kiện thuận lợi.
– Ảnh hưởng của các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á đã tác động đến châu Phi.
Vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập
Vào những năm 70, 80 của thế kỉ XIX, các nước tư bản Phương Tây xâm lược, đến đầu thế kỉ XX căn bản hoàn thành.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai: Phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi bùng nổ mạnh trước hết là ở Bắc Phi:
– Mở đầu là cuộc chính biến cách mạng của binh lính và sĩ quan yêu nước Ai Cập (1952), lật đổ vương triều Pharuc, chỗ dựa của thực dân Anh, lập ra nước Cộng hòa Ai Cập (6/1953).
– Tiếp theo là Libi (1952), An-giê-ri (1954-1962)
Nửa sau thập niên 50, hệ thống thuộc địa của thực dân ở châu Phi tan rã, nhiều quốc gia giành được độc lập như:
Xem thêm : Tác giả Lê Minh Khuê – Cuộc đời và sự nghiệp
– 1956 Tuy-ni-di, Ma-rốc, Xu-đăng,
– 1957 Gana…
– 1958 Ghi nê
– Đặc biệt, năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” với 17 nước được trao trả độc lập.
Năm 1975, thắng lợi của cách mạng Ăng-gô-la và Mô-dăm-bích về cơ bản đã chấm dứt chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của Bồ Đào Nha bị tan rã .
Từ 1975 đến nay:
– Hoàn thành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ, giành độc lập dân tộc với sự ra đời của nước Cộng hòa Dim-ba-bu-ê (1980) và Namibia (03/1990).
– Tại Nam Phi, trước áp lực đấu tranh của người da màu, tháng 11/1993, chế độ phân biệt chủng tộc (Apartheid) bị xóa bỏ. Trong cuộc bầu cử giữa các chủng tộc, ông Ne-xơn Man-đê-la (Nelson Mandela) trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của nước Cộng hòa Nam Phi (1994).
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp