9 điều bạn nên biết về bệnh máu khó đông

Video loãng máu có ảnh hưởng gì không

bệnh máu khó đông

Khi bạn chảy máu, các tiểu cầu sẽ tụ lại ở vết thương để làm đông máu, từ đó giúp cầm máu. Sau đó, các yếu tố đông máu sẽ hỗ trợ tiểu cầu để cầm máu vết thương triệt để. Việc thiếu hụt hay không có các yếu tố đông máu này sẽ làm bạn không thể cầm máu.

Bên cạnh đó, dù hiếm gặp những vẫn có trường hợp nguyên nhân gây bệnh máu loãng đến từ hệ miễn dịch của người bệnh. Khi đó, hệ miễn dịch sẽ sinh ra kháng thể tấn công các yếu tố đông máu VIII hoặc IX.

Mặt khác, bệnh Hemophilia A và B xảy ra khi con cái nhận được các nhiễm sắc thể mang gene gây bệnh từ bố mẹ. Vậy nên bố mẹ có nhiễm sắc thể X mang gene gây loãng máu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh của con. Bệnh máu khó đông dạng A và B phổ biến ở nam hơn so với nữ.

Bệnh Hemophilia C là do khiếm khuyết trong quá trình di truyền chứ không liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính nên trong trường hợp này, khả năng mắc bệnh máu khó đông ở nam và nữ ngang nhau.

6. Cách chẩn đoán bệnh máu khó đông

Bệnh được chẩn đoán thông qua xét nghiệm máu, đo lượng yếu tố đông máu có trong đó. Mẫu máu sau đó được phân loại để xác định mức độ nghiêm trọng của sự thiếu hụt yếu tố đông máu:

  • Mức độ nhẹ: Yếu tố đông máu trong huyết tương từ 5-40%.
  • Mức độ trung bình: Yếu tố đông máu trong huyết tương từ 1-5%.
  • Mức độ nặng: Yếu tố đông máu trong huyết tương dưới 1%.

7. Bệnh máu khó đông có nguy hiểm không?

biến chứng bệnh máu loãng

Nếu không được điều trị và kiểm soát tốt, các biến chứng của bệnh máu khó đông có thể xảy ra, bao gồm:

  • Chảy máu trong
  • Tổn thương khớp do chảy máu thường xuyên, lâu ngày dẫn đến tàn tật
  • Các triệu chứng thần kinh do chảy máu trong não
  • Nguy cơ bị các nhiễm trùng như viêm gan cao khi truyền máu