Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đã không ít lần cảm thấy khó chịu trước cảnh New Feeds trên Facebook bị “spam” bởi vô số hình ảnh, thông tin về thần tượng của một ai đó?
Trên thực tế, một bộ phận người hâm mộ có những hành động quá khích, phản cảm đúng là đáng bị gắn mác “thảm họa”.
Bạn đang xem: Lợi ích của việc hâm mộ thần tượng
Tuy nhiên, cần biết rằng trở thành một “fan cuồng” không hoàn toàn xấu, mà trái lại còn đem lại một số lợi ích bất ngờ đã được khoa học chứng minh hẳn hoi.
1. Không sợ cô đơn
Sẽ luôn có một cộng đồng những người cùng chung thần tượng chào đón bạn ngoài kia, thậm chí còn có tên riêng nhằm phân biệt với những cộng đồng người hâm mộ khác. Ở Việt Nam, đó là những E.L.F (Super Junior), V.I.P (Big Bang), hay Sky (Sơn Tùng MT-P)…
Trở thành một thành viên như thế sẽ mang lại cảm giác được kết nối và được công nhận. Những người có cùng một thần tượng sẽ dễ dàng cởi mở và gắn bó với nhau cho dù đó chỉ là một người tình cờ gặp trên đường hoặc quen trên mạng.
Xem thêm : Hồ sơ pháp nhân của doanh nghiệp. 8 vấn đề gì cần kiểm tra?
Sự kết nối này đặc biệt đúng với lĩnh vực âm nhạc. Theo một nghiên cứu tại Mỹ, giới trẻ nghĩ rằng âm nhạc là phương tiện tốt nhất để bộc lộ bản thân, hơn cả phim ảnh, quần áo và sở thích. Đó là lý do tại sao fanclub của những ca sĩ, nhóm nhạc hiện nay luôn hùng hậu và gắn bó hơn cả. Các “con dân” hâm mộ Kpop có lẽ là ví dụ sinh động nhất cho điều này. Fan của một nghệ sĩ luôn có mặt ở khắp nơi tạo thành một “mạng lưới” luôn đoàn kết và ủng hộ thần tượng hết mình.
2. “7 ngày cùng vui”
Nhìn chung, người hâm mộ sẽ có tinh thần phấn chấn hơn nhờ sự kết nối mà cộng đồng mang lại.
Nghiên cứu của giáo sư Daniel Wann tại ĐH Murray (Mỹ) đã chỉ ra ảnh hưởng lâu dài mang tính tích cực lên tâm trạng của những người hâm mộ thể thao. Theo đó, họ ít cảm thấy cô đơn hơn ngay cả khi không được xem trận đấu hoặc khi đội bóng của họ không thi đấu.
Còn riêng đối với những người hâm mộ âm nhạc, khi được nghe bài hát yêu thích, chất dopamine trong não sẽ được tiết ra, giúp họ cảm thấy vui vẻ và “nghiện” bài hát đó hơn. Trong trường hợp được đi xem biểu diễn hoặc gặp mặt thần tượng, tâm trạng của họ sẽ “high” khỏi phải bàn luôn.
Nhưng ngay cả khi không phải fan “ruột” của ca sĩ/nhóm nhạc đó, bạn sẽ không thể không “quẩy” hết mình nếu ở trong đám đông cuồng nhiệt tại show diễn.
Xem thêm : Hiện tượng thụ tinh kép có ở nhóm thực vật nào sau đây?
3. Đem lại cảm giác an toàn
Sợ bị đánh giá bởi người khác là nỗi lo chung của một số người khi thể hiện cảm xúc về thần tượng. Việc trở thành một phần của cộng đồng người hâm mộ của ai đó mang lại cho họ một nơi để có thể là chính mình. Ở đó họ có thể “điên hết cỡ” mà không sợ ai đánh giá, chê bai bởi ai cũng hiểu lý do đã như chân lý – vì thần tượng.
Bất kể “nơi trú ẩn” đó là một địa điểm cụ thể như một quán bar, sân vận động hay là một diễn đàn trên mạng, mức độ riêng tư của nó vẫn không thay đổi, bởi ở đó chỉ quy tụ những người có cùng đam mê.
4. Tư duy phản biện sắc bén hơn
Các fan hâm mộ thường phân tích và nhập vai vào tình huống rất tốt. Lý do khiến những người hâm mộ bóng đá dấn thân sâu vào diễn biến trận đấu đến thế là do họ hình dung mình đang thực sự ở trên sân cỏ.
Ngoài ra, người hâm mộ luôn muốn bảo vệ thần tượng đến cùng nên khi thần tượng bị “ném đá”. Họ sẽ cố gắng tìm ra những lý lẽ để phản bác lại cho dù ở thế bất lợi.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp