Lái xe ban đêm không bật đèn sẽ bị xử phạt

Tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, hầu hết đều quy định tài xế điều khiển ô tô và các phương tiện xe cơ giới khi tham gia giao thông vào ban đêm phải bật đèn để đảm bảo an toàn.

Theo Luật Giao thông đường bộ 2008 và quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông tại Nghị định 100 năm 2019 của Chính Phủ (Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt) thì: Người điều khiển các loại phương tiện cơ giới (xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, máy kéo, xe máy chuyên dùng,…) bắt buộc phải bật đèn chiếu sáng trong một số trường hợp và theo khung giờ nhất định. Cụ thể:

Điều khiển xe trong hầm đường bộ, buộc phải bật đèn chiếu sáng; Điều khiển xe di chuyển trong điều kiện sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn, quy định với mọi khung thời gian.

Điều khiển xe di chuyển vào ban đêm, trong điều kiện thời tiết bình thường, không thuộc trường hợp chạy xe trong hầm đường bộ, bắt buộc phải bật đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ hôm trước đến 5 giờ hôm sau.

Mức phạt khi ô tô, xe máy tham gia giao thông không bật đèn chiếu sáng theo quy định tại Điều 6, Nghị định 100 như sau:

-Đối với trường hợp xe máy, mô tô không bật đèn chiếu sáng vào khoảng thời gian quy định sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian quy định từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.

Vào ban đêm người điều khiển phương tiện là xe máy, mô tô phải bật đèn chiếu sáng trên xe; nếu không sẽ bị xử phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

-Mức xử phạt lỗi không bật đèn xe đối với ô tô được quy định như sau: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian quy định từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều.

082c8dfc-lai-xe-ban-dem-1.jpg

Bên cạnh đó, nếu người lái xe không bật đèn theo quy định mà gây ra tai nạn giao thông thì ngoài việc bị xử phạt hành chính theo quy định, người lái sẽ bị áp dụng hình thức phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; Trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng có thể sẽ bị xử lý hình sự theo quy định của pháo luật.

Bật đèn vào ban ngày có bị phạt không?

Điều 53 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới. Cụ thể xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau: Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực; Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực; Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ; Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu; Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;….

Như vậy, có thể hiểu rằng pháp luật không cấm nhưng cũng không cho phép điều khiển xe máy trên đường bật đèn chiếu sáng vào bên ngày. Do đó, không có chế tài xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy bật đèn chiếu sáng ban ngày.

Khi đang đi đường bị hỏng đèn xe có bị phạt không?

Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định điều kiện để xe ô tô, xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy được phép tham gia giao thông là phải có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu.

Như vậy, bật đèn xe là điều kiện bắt buộc khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định có thể xem xét, đó là trường hợp đèn xe bị hỏng bất chợt trong thời gian theo quy định phải bật đèn xe; tuy nhiên đây là một quy định khá chung chung và không cụ thể người điều khiển phương tiện giao thông không biết trước đèn xe bị hỏng, hoặc cảnh sát giao thông cũng không biết được đèn xe mới bị hỏng thật hay là đã hỏng từ lâu thì khó có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.