Trong quá trình tham gia giao thông, việc không tuân thủ biển báo sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra va chạm hoặc tai nạn nghiêm trọng. Vì vậy, từ năm 2022 trở đi, Chính phủ đã quyết định tăng mức phạt hành chính để cảnh báo cũng như góp phần nâng cao ý thức người dân khi di chuyển trên đường. Vậy, mức xử phạt lỗi không tuân thủ biển báo mới nhất 2022 là bao nhiêu? Bài viết dưới đây của VIETMAP sẽ cập nhật cho bạn thông tin mới nhất những trường hợp vi phạm lỗi này cùng mức phạt hành chính tương ứng.
I. Biển báo giao thông là gì?
Biển báo giao thông là những biển báo được lắp đặt tại ven đường nhằm cung cấp thông tin tới những người tham gia giao thông để đảm bảo quá trình di chuyển an toàn và đúng luật.
Từ năm 1930, nhiều nước đã sử dụng biển báo có hình ảnh, đồng thời tiêu chuẩn hóa và đơn giản hóa để hỗ trợ quá trình lưu thông quốc tế dễ dàng và an toàn hơn khi tham gia giao thông đường bộ.
Hiện nay, biển báo giao thông tại Việt Nam đảm bảo theo một bộ quy chuẩn quốc tế. Vì vậy, nó đã được sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới, trừ một số nước có tay lái nghịch. Dưới đây là thông tin chi tiết về hệ thống biển báo giao thông đường bộ tại Việt Nam:
- Biển báo cấm: Là biển báo biểu thị những điều cấm, được thiết kế với hình dạng tròn, viền đỏ, nền trắng với hình vẽ màu đen. Do đó, khi nhìn thấy biển báo này, người tham gia giao thông cần chấp hành. Hiện nay có tổng cộng 39 kiểu biển báo cấm, đánh số thứ tự từ 101 đến 140.
- Biển báo nguy hiểm: Là biển báo cảnh báo những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra. Đặc điểm của biển báo này là có dạng tam giác đều, viền đỏ, nền vàng với hình vẽ màu đen. Khi nhìn thấy biển báo nguy hiểm, người lái nên chủ động giảm tốc độ, đồng thời quan sát kỹ các bên.
- Biển báo chỉ dẫn: Được sử dụng để hướng dẫn người tham gia giao thông di chuyển tên đường thuận lợi, an toàn và đúng luật hơn. Loại biển này thường được thiết kế kiểu hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh và hình vẽ màu trắng.
- Biển báo hiệu lệnh: Thể hiện những hiệu lệnh mà người lái xe phải thi hành. Đặc điểm nhận dạng là biển báo hình tròn, nền xanh với hình vẽ trắng, bên trong đánh số thứ tự từ biển số 301 đến 309 ứng với hiệu lệnh tài xế phải tuân thủ.
- Biển báo phụ: Là biển báo được sử dụng để hỗ trợ mô tả rõ hơn cho các loại biển: biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển báo chỉ dẫn và biển báo hiệu lệnh. Thường biển báo phụ được thiết kế dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ đen và nằm bên dưới biển báo chính.
- Vạch kẻ đường: Thuộc nhóm báo hiệu đặc biệt với nhiệm vụ hướng dẫn và điều khiển người lái xe. Hiện nay, vạch kẻ đường được chia làm 2 loại là vạch kẻ nằm ngang và vạch kẻ nằm đứng. Nếu một nơi vừa có vạch kẻ đường và biển báo hiệu thì tài xế cần chấp hành.
Ngoài những nhóm biển báo hiệu trên, giao thông Việt Nam còn có thêm biển báo 412. Đây là biển dùng để cung cấp thông tin về làn đường dành riêng cho từng loại xe và các xe phải đi.
Xem thêm : Sự khác biệt giữa quản lý nhà nước với quản lý của các cơ quan, tổ chức trong đời sống xã hội
Xem thêm:
13+ kinh nghiệm lái xe ô tô đường đèo mà bạn cần biết
Xe ô tô có mùi xăng sống: Nguyên nhân và cách xử lý
II. Không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường là lỗi như thế nào?
Lỗi không tuân thủ biển báo là những trường hợp người tham gia giao thông không chấp hành theo hướng dẫn mà biển báo thể hiện. Đặc biệt, với trường hợp biển báo kết hợp với vạch kẻ đường, tài xế phải nắm được những quy tắc dưới đây để tránh phạm lỗi và bị xử phạt hành chính:
- Nếu vạch kẻ đường phân cách làn đường hướng đi là dạng vạch liền thì các phương tiện muốn di chuyển theo hướng định đi trước đó cần thực hiện chuyển làn. Bên cạnh đó, phương tiện tuyệt đối không được đè lên vạch.
- Nếu vạch kẻ đường phân cách là nét đứt và người lái xe muốn di chuyển theo hướng khác cần phải chuyển làn trước khi tới vạch dừng xe.
III. Cập nhật mức xử phạt lỗi không tuân thủ biển báo và vạch kẻ đường
Xem thêm : Lý do chính khiến tỉ lệ ly hôn của người Việt ngày càng tăng, chủ yếu do phụ nữ đệ đơn
Căn cứ theo Nghị định 100, lỗi không tuân thủ biển báo và vạch kẻ đường mới nhất có khung phạt như sau:
- Đối với ô tô: Bị phạt từ 200.000 – 400.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông, tài xế sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe khoảng 2 – 4 tháng.
- Đối với xe máy: Bị phạt từ 100.000 – 200.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông, người lái sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe khoảng 2 – 4 tháng.
Bên cạnh đó, lỗi không chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của biển báo hay vạch kẻ đường còn được quy định riêng trong trường hợp đi qua đường ngang, cầu chung và hầm đường sắt. Cụ thể, mức phạt trong trường hợp này như sau:
- Đối với người đi bộ: Bị phạt từ 60.000 – 100.000 đồng.
- Đối với xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ: Bị phạt từ 80.000 – 100.0000 đồng.
- Đối với xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện: Bị phạt từ 200.000 – 300.000 đồng.
- Đối với xe ô tô và các xe tương tự ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng: Bị phạt từ 800.000 – 1.000.000 đồng.
IV. Cách xác định lỗi không tuân thủ biển báo và vạch kẻ đường?
Không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường là lỗi khác hoàn toàn so với lỗi sai làn đường, phần đường. Tài xế cần phân biệt rõ 2 lỗi này để tránh bị phạt sai, vì mức phạt sai làn cao hơn lỗi không chấp hành biển báo hiệu.
Cụ thể, lỗi không chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của biển báo, vạch kẻ đường thường xảy ra tại những đường giao nhau, có đặt biển báo R.411 kết hợp với vạch mũi tên chỉ hướng trên mặt đường.
Ví dụ minh họa: Theo hướng dẫn của biển báo và vạch kẻ đường, làn giữa là làn đi thẳng. Tuy nhiên, bạn A dừng xe ở làn giữa nhưng lại có hành động rẽ phải. Với trường hợp này, bạn A chỉ bị phạt lỗi không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu và vạch kẻ đường.
Bài viết trên của VIETMAP đã cập nhật thông tin mới nhất về mức xử phạt lỗi không tuân thủ biển báo mới nhất 2022 theo quy định của pháp luật. Hy vọng nội dung này bạn sẽ phân biệt được các lỗi sai phạm để tránh bị phạt nhầm và mất tiền oan.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp