Mức phạt đối với lỗi không phủ bạt nghị định 100/2019/NĐ-CP

Ngày 30 tháng 12 năm 2019 Quốc hội đã ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Theo đó, hiện nay rất nhiều trường hợp khi tham gia giao thông phạm lỗi không phủ bạt, mức xử phạt hành vi này đã được quy định trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Để đọc và tìm hiểu Mức phạt đối với lỗi không phủ bạt nghị định 100/2019/NĐ-CP mời bạn tham khảo bài viết sau của ACC:

Mức phạt đối với lỗi không phủ bạt nghị định 100/2019/NĐ-CP

1. Quy định về chở vật liệu bằng xe ô tô

Khoản 1 Điều 72 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về việc vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô cần phải chấp hành một số quy định sau:

– Hàng vận chuyển trên xe phải được xếp đặt gọn gàng và chằng buộc chắc chắn;

– Khi vận chuyển hàng rời phải che đậy, không để rơi vãi.

Theo đó, việc xe chở vật liệu không che chắn, không phủ bạt và làm rơi vãi vật liệu ra đường là hành vi vi phạm quy định trong việc vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô.

2. Mức phạt đối với lỗi không phủ bạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP

Điểm b khoản 2 Điều 20 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân điều khiển xe ô tô:

– Chở hàng rời, chất thải, vật liệu xây dựng dễ rơi vãi mà không có mui, bạt che đậy;

– Hoặc có mui, bạt che đậy nhưng vẫn để rơi vãi.

Theo quy định trên, cá nhân điều khiển xe ô tô chở vật liệu dù có mui hoặc bạt che đậy hay không thì vẫn bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi người đó chở vật liệu làm rơi vãi ra đường.

Lưu ý: Đối với hành vi vi phạm làm rơi vãi vật liệu ra đường, cá nhân điều khiển xe ô tô chở vật liệu không bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe. Tuy nhiên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến cá nhân điều khiển và phương tiện vi phạm theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

3. Mức phạt đối với một số lỗi vi phạm giao thông khác theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP

STT

Lỗi

Mức phạt tiền

Hình phạt bổ sung

(nếu có)

Xe máy

Xe ô tô

01

Chuyển làn không có tín hiệu báo trước (Không Xi nhan)

100.000 đồng đến 200.000 đồng

(Điểm i Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100)

400.000 đồng đến 600.000 đồng

(Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định 100)

Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng nếu vi phạm trên cao tốc

(Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu vi phạm trên đường cao tốc

(Điểm g Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100)

02

Chuyến hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ

400.000 đồng đến 600.000 đồng

(Điểm a Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100)

800.000 đồng đến 1.000.000 đồng

(Điểm c Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100)

03

Điều khiển xe rẽ trái/phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái/phải đối với loại phương tiện đang điều khiển

400.000 đồng đến 600.000 đồng

(Điểm a Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100; Điểm a Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

800.000 đồng đến 1.000.000 đồng

(Điểm k Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100; Điểm a Khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

04

Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe ô tô chạy trên đường

2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

(Điểm a Khoản 4 Điều 5 Nghị định 100; Điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng; từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông

(Điểm b, c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

05

Người đang điều khiển xe máy sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính)

800.000 đồng đến 1.000.000 đồng

(Điểm h Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100, Điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

– Xe máy vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

(Điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100)

06

Vượt đèn đỏ, đèn vàng

(Lưu ý: Đèn tín hiệu vàng nhấp nháy thì được đi nhưng phải giảm tốc độ)

800.000 đồng đến 1.000.000 đồng

(Điểm e, khoản 4, Điều 6 Nghị định 100; Điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng

(Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100; Điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

– Xe máy vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

(Điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100)

– Xe ô tô vi phạm: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

(Điểm b, c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100)

4. Câu hỏi thường gặp

1. Có nghị định nào sửa đổi Nghị định 100/2019/NĐ-CP hay không?

Câu trả lời là CÓ. Hiện nay Nghị định 100/2019/NĐ-CP có bị sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

2. Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày nào?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2020

3. Biện pháp khắc phục hậu quả khi không phủ bạt dẫn đến làm rơi vãi vật liệu ra đường?

Bên cạnh việc bị phạt tiền, cá nhân điều khiển xe chở vật liệu còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 6 Điều 20 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

– Buộc phải thu dọn rác, chất phế thải, vật liệu, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

– Nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.

>> Xem thêm: Mức phạt các lỗi giao thông theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Việc tìm hiểu về Nghị định 100/2019/NĐ-CP sẽ giúp ích cho bạn đọc nắm thêm kiến thức về vấn đề này, đồng thời những vấn đề pháp lý xoay quanh nó cũng đã được chúng tôi trình bày như trên.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Mức phạt đối với lỗi không phủ bạt nghị định 100/2019/NĐ-CP gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https: accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.