Hỏi: Đề nghị cho biết theo quy định pháp luật hiện hành, khoảng cách an toàn tối thiểu giữa 2 xe khi tham gia giao thông là bao nhiêu? Nếu vi phạm về khoảng cách an toàn khi lái xe thì bị xử phạt thế nào?
(Hoàng Thanh, xã Lê Thiện, huyện An Dương).
Bạn đang xem: TRANG THÔNG TIN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
Trả lời: Về nguyên tắc chấp hành đối với khoảng cách an toàn khi lái xe
Theo khoản 1, 2 Điều 4 Thông tư số 31/2019/TT- BGTVT ngày 29/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ: Khi tham gia giao thông trên đường bộ, người điều khiển phương tiện phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định về khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe (thuộc chủng loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng) được ghi trên biển báo hiệu đường bộ.
Tại những đoạn đường không bố trí biển báo khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện theo Điều 11 Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT.
Quy định về khoảng cách an toàn khi lái xe
Khoảng cách an toàn khi lái xe được quy định tại Điều 11 Thông tư số 31/2019/TT – BGTVT như sau:
– Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.
Xem thêm : Cách làm trang bìa trong word 2010
– Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường:
+ Trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:
Tốc độ lưu hành (km/h)
Khoảng cách an toàn tối thiểu (m)
V = 60
35
60
55
Xem thêm : Cách tính thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ
80
70
100
100
Khi điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông.
– Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số trong điều kiện mặt đường khô ráo.
Mức phạt lỗi không giữ khoảng cách an toàn khi lái xe
Đối với người điều khiển xe ô tô và xe máy không giữ khoảng cách an toàn khi lái xe có thể bị xử phạt với mức phạt như sau:
Phương tiện
Mức phạt chính
Phạt bổ sung
Ô tô
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”
(điểm l khoản 3 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP)
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc.
(điểm g khoản 5 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP))
Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.
(điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP)
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng khi không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông.
(điểm a khoản 7 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP)
Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng.
(điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP)
Xe máy
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng khi không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”.
(điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP)
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông.
(điểm b khoản 7 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP)
Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
(điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp