Trường hợp nào phải bật xi nhan?
Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định người điều khiển xe ô tô, xe máy cần phải bật đèn xi nhan trong các trường hợp sau đây:
- Khi xe chuyển làn đường: Người lái xe cần chú ý, việc chuyển làn chỉ được thực hiện tại những vị trí cho phép, phải có tín hiệu báo xin chuyển làn và phải đảm bảo toàn. Các dấu hiệu nhận biết vị trí cho phép chuyển làn gồm vạch kẻ đường, biển báo, tín hiệu của người điều khiển giao thông,…
- Khi xe muốn vượt lên trước: Trường hợp này, người lái xe cần bật xi nhan hoặc bấm còi. Quy tắc bật xi nhan trong trường hợp này cũng được quy định rõ tại điều 14, Luật giao thông đường bộ. Theo đó, người điều khiển xe chỉ bật xi nhan báo hiệu vượt khi không có xe đi ngược chiều, không có chướng ngại vật ở phía trước, xe chạy trước không có tín hiệu xin vượt và đã tránh về phía bên phải. Ngoài ra, người lái chỉ được vượt phía bên trái của xe trên đường, trừ trường hợp xe ưu tiên làm nhiệm vụ, xe điện chạy giữa đường, xe phía trước đang rẽ trái hoặc có tín hiệu rẽ trái.
- Khi xe muốn chuyển hướng di chuyển: Người điều khiển xe phải giảm tốc độ và bật xi nhan báo rẽ.
- Khi lùi xe: Người lái xe sẽ vi phạm lỗi không xi nhan nếu không bật đèn tín hiệu khi lùi xe. Trong trường hợp này, người điều khiển xe cần quan sát phía sau và bật đèn xi nhan báo hiệu lùi khi đảm bảo an toàn.
- Dừng hoặc đỗ xe trên đường bộ: Người điều khiển cần bật đèn báo hiệu phù hợp và dừng đỗ đúng nơi quy định.
- Khi xe di chuyển vào các đoạn đường đặc biệt để đảm bảo an toàn cho các phương tiện và người di chuyển trên đường. Cụ thể:
- Xe cần bật xi nhan trái khi vào vòng xuyến và xi nhan phải khi đi ra khỏi vòng xuyến.
- Xe lùi tại các đoạn đường cong như vào hẻm, ngõ bắt buộc phải bật xi nhan để người đi đường dễ nhận biết.
- Khi xe đi vào đường cong, không phải ngã rẽ hay chuyển hướng, chuyển làn, người điều khiển không bắt buộc phải bật đèn báo rẽ.
- Khi đi qua ngã ba chữ T, đèn xi nhan cần bật nếu xe rẽ hướng trái, phải.
- Khi xe đi qua ngã ba chữ Y, người lái xe cần bật xi nhan nếu có biển báo rẽ.
Người điều khiển phải bật xi nhan khi muốn chuyển làn đường (Nguồn: Sưu tầm)
Mức phạt lỗi không xi nhan mới nhất 2023
Lỗi không xi nhan phạt bao nhiêu được quy định rõ tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung một số điều bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Tùy từng loại phương tiện tham gia giao thông, mức phạt lỗi không bật xi nhan sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:
Lỗi không xi nhan ô tô phạt bao nhiêu tiền?
Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung một số điều bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định mức phạt ô tô không bật xi nhan trong từng trường hợp như sau:
- Trường hợp dừng đỗ xe không bật xi nhan báo trước: Phạt từ 200.000 – 400.000 đồng.
- Trường hợp chuyển làn đường không có tín hiệu xi nhan báo trước: Phạt từ 400.000 – 600.000 đồng.
- Trường hợp xe chuyển hướng nhưng không bật xi nhan báo rẽ: Phạt từ 800.000 – 1.000.000 đồng.
- Trường hợp lùi xe không có xi nhan báo hiệu: Phạt từ 800.000 – 1.000.000 đồng.
- Trường hợp xe ô tô không bật xi nhan báo hiệu khi chuyển làn trên đường cao tốc: Phạt từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng và tước bằng lái xe từ 1 – 3 tháng.
- Trường hợp xe không bật xi nhan báo hiệu khi vượt: phạt từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng.
Lỗi không bật xi nhan ở ô tô bị phạt tối đa 6 triệu đồng (Nguồn: Sưu tầm)
Lỗi không xi nhan xe máy phạt bao nhiêu tiền?
Đối với xe máy, lỗi phạt khi không bật xi nhan được quy định tại điều 6, Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
- Trường hợp xe chuyển làn nhưng không bật xi nhan báo trước: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.
- Trường hợp xe chuyển hướng nhưng không có xi nhan báo rẽ: Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng (trừ trường hợp xe đi vào đoạn đường cong không giao nhau).
Xem thêm : Cách luộc hạt dẻ siêu nhanh, siêu ngon, siêu dễ bóc
Người điều khiển không bị tước giấy phép lái xe khi không bật xi nhan nhưng sẽ có thể bị tạm giữ giấy phép lái xe.
Lỗi không xi nhan máy kéo, xe máy chuyên dùng phạt bao nhiêu tiền?
Đối với xe máy chuyên dùng, máy kéo, mức phạt khi không bật xi nhan cụ thể như sau:
- Trường hợp lùi xe không có tín hiệu xi nhan báo trước: Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng.
- Trường hợp dừng/đỗ xe không có tín hiệu báo trước: Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng.
- Trường hợp xe chuyển làn trên đường cao tốc mà không bật xi nhan báo hiệu: Phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng. Đồng thời, người điều khiển xe sẽ bị tước bằng lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 1 đến 3 tháng.
Lỗi không xi nhan có bị giữ giấy tờ không?
Theo nghị định Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung một số điều bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, nếu vi phạm lỗi không bật xi nhan, tùy từng trường hợp, người điều khiển có thể đối mặt với việc bị tước giấy phép lái xe. Cụ thể:
- Đối với xe máy: Người điều khiển xe không bị tước bằng lái xe nhưng có thể bị tạm giữ giấy tờ. Sau khi nộp phạt, giấy tờ xe sẽ được trả lại cho người lái.
- Đối với xe ô tô, người điều khiển xe bị tước quyền sử dụng bằng lái xe trong các trường hợp sau đây:
- Xe bị lỗi không xi nhan khi vượt hoặc khi chuyển làn trên đường cao tốc: Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng tháng.
- Xe không có tín hiệu báo trước khi dừng/đỗ hoặc khi chuyển làn trên đường cao tốc và gây tai nạn: Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.
Lỗi không xi nhan ở ô tô có thể bị giữ giấy tờ từ 1 – 3 tháng (Nguồn: Sưu tầm)
Bật xi nhan chậm có bị phạt tiền không?
Bật đèn xi nhan chậm được xác định khi xe bật xi nhan sau khi đã chuyển hướng, chuyển làn. Trong trường hợp này, mức phạt được quy định tại Điều 6 của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP. Theo đó:
- Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại loãie tương tự như xe gắn máy (kể cả xe máy điện): Phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng.
- Đối với người điều khiển xe ô tô: phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng.
Lỗi chuyển làn không xi nhan trên cao tốc phạt bao nhiêu?
Không xi nhan khi chuyển làn trên đường cao tốc là lỗi vi phạm giao thông nghiêm trọng. Vì vậy, ngoài bị xử phạt hành chính, người điều khiển còn bị tước bằng lái xe. Mức phạt cụ thể được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP và 123/2021/NĐ-CP như sau:
- Đối với xe ô tô: phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng, tước bằng lái xe từ 1 đến 3 tháng và từ 2 đến 4 tháng nếu xe gây tai nạn.
- Đối với xe đầu kéo, xe máy chuyên dùng: phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng, tước giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông từ 2 đến 4 tháng.
Xem thêm : Tỷ lê gia tăng dân số tự nhiên là gì?
Lỗi không bật xi nhan trên cao tốc bị phạt từ 4 triệu – 6 triệu đồng (Nguồn: Sưu tầm)
Không rẽ khi bật xi nhan có bị xử phạt không?
Nghị định 100/2019/NĐ-CP trong Luật giao thông đường bộ không có mức xử phạt cho hành vi bật xi nhan nhưng không rẽ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong quá trình tham gia giao thông, người điều khiển xe chỉ nên bật xi nhan trong những trường hợp cần thiết.
Lỗi xi nhan có cần hình ảnh không?
Lỗi không bật xi nhan khi chuyển làn, chuyến hướng được cảnh sát giao thông hoặc người làm nhiệm vụ điều khiển giao thông phát hiện bằng mắt thường. Vì vậy, cảnh sát hoàn toàn có thể tiến hành xử lý vi phạm lỗi mà không cần đến chứng minh bằng hình ảnh.
Lỗi không xi nhan là vi phạm giao thông khá phổ biến. Người điều khiển xe cần chú ý và nắm rõ các thông tin về lỗi vi phạm này, đảm bảo an toàn cho bản thân và người xung quanh khi di chuyển trên đường.
Hiện nay, các dòng xe ô tô nói chung và xe ô tô Toyota nói riêng đều được thiết kế hệ thống đèn tại 4 góc của xe. Thiết kế này mang đến nhiều thuận lợi cho người sử dụng, đồng thời giúp người tham gia giao thông dễ dàng nhận biết các tín hiệu đèn. Người dùng hoàn toàn có thể đăng ký lái thử tại tại Toyota để có trải nghiệm thực tế về những tính năng hiện đại trên các mẫu xe bằng cách liên hệ qua:
- Tổng đài tư vấn: 1800 1524 – 0916 001 524
- Email chăm sóc khách hàng: tmv_cs@toyotavn.com.vn
Khám phá thêm về Toyota tại:
Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp