Lỗi vô ý là gì? Một số vấn đề lưu ý về lỗi vô ý do quá tự tin

1. Lỗi vô ý là gì?

Lỗi vô ý được hiểu là lỗi của một người trong đó chủ thể không lựa chọn hành vi phạm tội nhưng trên thực tế đã gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội

Lỗi vô ý do quá tự tin được hiểu là những hành động của người phạm tội khi thực hiện hành vi đã thấy được việc làm của mình có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng họ cứ hành động vì tin vào khả năng, sức lực, trình độ, kinh nghiệm của mình, cũng như nhận định chủ quan về hoàn cảnh thực tế và theo đó họ vô ý do quá tự tin khi cho rằng có thể ngăn chặn được hậu quả nguy hiểm cho xã hội nếu nó xảy ra.

2. Một số vấn đề lưu ý về lỗi vô ý do quá tự tin:

– Về lý trí thì ở lỗi này người phạm tội nhận thực được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thể hiện ở chỗ thấy trước hậu quả gây nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra. Xét ở điểm này lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin và lỗi cố ý có sự giống nhau là đều thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Tuy nhiên, sự giống nhau này chỉ có tình tương đối. Trong sự giống nhau vẫn có điểm khách biệt. Cụ thể:

+ Lý trí của người phạm tội ở trường hợp vô ý vì quá tự tin thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra nhưng động thời lại cho rằng hậu quả đó không xảy ra và mặc cho hậu quả đó có thể xảy ra.Theo đó có thể thấy họ thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội ở đây chỉ mang tính cân nhắc đến khả năng hậu quá đó xảy ra hay không và kết quả người phạm tội đã loại trừ khả năng hậu quả đó xảy ra.

+ Đối với người phạm tội ở trường hợp này thì tùy theo trên thực tế có thể có khả năng hậu quả có thể xảy ra và khả năng hậu quả không thể xảy ra đều là khả năng thực tế nhưng người phạm tội đã tin vào khả năng hậu quả không thể xảy ra khi xử sự. Như vậy nên người phạm tội đã không nhận thực một cách đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của họ.

Về ý chí thì trong trường hợp này người phạm tội không mong muốn hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội, thế nhưng sự không mong muốn này có điểm khác so với sự không mong muốn ở trường hợp cố ý gián tiếp cụ thể đó là:

+ Nếu trường hợp cố ý gián tiếp người phạm tội không mong muốn nhưng đã chấp nhận hậy quả xảy ra khi lựa chọn và thực hiện hành vi thì ở trường hợp lỗi vô ý vì quá tự tin, sự không mong muốn hậu quả của người phạm tội gắn liền với người đó đã loại trừ khả năng hậu quả xảy ra.

+ Sự cân nhắc, tính toán này có thể dựa vào những căn cứ tin tưởng và sự khéo léo, sự hiểu biết, kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ kỹ thuật của mình hoặc tin vào những tình tiết khách quan khác bên ngoài.

Ví dụ: Xét vụ xe khách bị lũ cuốn trôi gây hậu quả nghiêm trọng tại Hà Tĩnh năm 2010. Ở đây ta có thể thấy lỗi vô ý do quá tự tin cho người lái xe. Ông ta đã không lường trước được tốc độ và sức mạnh của cơn lũ cho rằng xe vẫn có thể kịp băng qua và không được sự khuyến cáo hay ngăn chặn của các cơ quan chức năng. Trước đó tổ cảnh sát chịu trách nhiệm chặn xe trên tuyến đường này đã rút đi khi cho rằng không còn xe nào lưu thông nữa. Đây cũng có thể xét vào lỗi vô ý do quá tự tin.

3. Phân biệt lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vô ý do quá tự tin:

Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Bộ Luật hình sự 2015