Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không là nỗi lo lắng của nhiều mẹ bỉm sữa. Vậy dấu hiệu nhận biết nhanh chóng bệnh viêm tai giữa ở trẻ ra sao và làm gì là tốt nhất cho con trong trường hợp này? Cha mẹ hãy chủ động trang bị thông tin hữu ích dưới đây để bảo vệ sức khỏe bé một cách tốt nhất.
Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?
Viêm tai giữa là hiện tượng viêm nhiễm tồn tại ở lớp niêm mạc lót phía trong tai giữa. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở bất kì ai, cho dù là ở độ tuổi nào. Thế nhưng có nhiều lý do chủ quan dẫn đến việc trẻ em có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người lớn.
Bạn đang xem: Viêm Tai Giữa Ở Trẻ Sơ Sinh
Thống kê cho thấy căn bệnh viêm tai giữa thường gặp thứ hai ở trẻ nhỏ, chỉ sau viêm đường hô hấp cấp. Đặc biệt trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi là giai đoạn dễ tổn thương và thường gặp bệnh này nhất. Nếu chẳng may mắc bệnh từ sớm sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ sau này.
Tại sao trẻ em bị viêm tai giữa nhiều hơn người lớn
Thực tế, viêm tai giữa là bệnh lý phổ biến nhất trong các bệnh nhiễm trùng ở tai. Bệnh có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng đặc biệt trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc nhất. Sở dĩ tình trạng viêm tai khi còn nhỏ là do:
- Trẻ sơ sinh còn nhỏ, hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, không đủ sức chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.
- Ở người lớn, vòi nhĩ phát triển đầy đủ, hoàn thiện cho phép chất dịch, bụi bẩn và tạp chất thoát ra ngoài. Nhưng đối với trẻ nhỏ, bộ phận này chưa phát triển hết, khiến các chất thải trong tai không thoát ra được. Tình trạng ứ đọng trong tai gây nên bẹnh viêm tai giữa.
- Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là do khi mắc các bệnh hô hấp như: Viêm amidan, viêm xoang, viêm họng… không chữa trị tận gốc, để tái phát nhiều lần gây nên biến chứng.
Cha mẹ lưu ý, bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện nhiều vào thời điểm giao mùa hoặc trời trở lạnh. Đây là thời điểm nhạy cảm, các bệnh về tai mũi họng dễ phát sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Dấu hiệu cảnh báo viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh
Cơ thể con trẻ rất nhạy cảm nên dù mới chớm bệnh trẻ cũng sẽ có những biểu hiện cụ thể, rõ ràng:
- Trẻ có cảm giác khó chịu, người uể oải, hay quấy khóc.
- Có thể kéo theo khó ngủ, bỏ bú, lười ăn.
- Tay thường có xu hướng sờ lên vành tai, dụi tai.
- Xuất hiện dịch mủ, có mùi hôi, keo đặc và chảy ra bên ngoài ống tai.
- Vi khuẩn tấn công tai gây nhiễm trùng nên bé bị viêm tai giữa sẽ có triệu chứng sốt vừa, sốt cao.
- Nặng hơn trẻ sẽ bị nôn trớ, đi ngoài, rối loạn tiêu hóa.
- Đối với trẻ đã có nhận thức sẽ cảm thấy đau đớn ở vùng tai, hay nằm ngủ nghiêng về một phía không bị viêm.
- Nhìn chung trẻ có xu hướng bị giảm khả năng nghe.
Ban đầu bệnh mới chỉ gây cảm giác đau đớn, khó chịu nhưng nếu không nhanh chóng cải thiện các biểu hiện trên sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, khó lường.
Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không, chữa được không?
Theo các chuyên gia tai mũi họng, bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh nếu như phát hiện sớm, tiến hành điều trị đúng cách thì hoàn toàn có thể chữa khỏi và không gây nguy hiểm. Ngược lại, nếu cha mẹ chủ quan và để bệnh kéo dài thì sẽ gặp ra nhiều hệ lụy. Chẳng hạn như:
- Gây áp xe và nhiễm trùng tai.
- Dẫn đến các bệnh khác về tai mũi họng như viêm mũi, viêm amidan, viêm xoang…
- Sức nghe suy giảm và nguy cơ mất hoàn toàn thính giác.
- Biến chứng dẫn đến viêm xương chũm, viêm xương chẩm.
- Bé bị viêm tai giữa có thể sẽ dẫn đến những thương tổn màng nhĩ. Sâu hơn nữa là hộp sọ, hệ thần kinh, tình trạng rối loạn ngôn ngữ,…
- Các triệu chứng bệnh như lười ăn, mệt mỏi, khó ngủ,… có thể khiến sức khỏe bé bị suy nhược, cơ thể chậm phát triển.
Trên thực tế, viêm tai giữa là bệnh thường gặp bởi vậy có thể để điều trị căn bệnh này. Tuy nhiên viêm tai giữa trẻ sơ sinh là trường hợp đặc biệt. Bởi lẽ bé ở giai đoạn này chưa biết nói nên không thể giao tiếp bằng lời, nhận biết bệnh đau tai. Do đó cha mẹ khó có thể dự đoán được bệnh của bé cho đến khi có biểu hiện ra ngoài. Như vậy việc điều trị bệnh ở trẻ nhỏ cũng có nhiều khó khăn hơn.
Bệnh ở giai đoạn mới chớm bao giờ cũng dễ dàng điều trị, tốn ít thời gian hơn. Ngược lại nếu ủ bệnh càng lâu thì việc chữa bệnh sẽ phức tạp, tốn nhiều công sức mà khả năng bệnh tái phát càng cao. Cha mẹ nên tận dụng khoảng thời gian “vàng” ban đầu để tập trung chữa trị viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh.
Cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ nhỏ
Hiện nay, với sự phát triển của Y học, có nhiều phương pháp được nghiên cứu là có thể chữa viêm tai giữa trẻ sơ sinh và phục hồi thính lực nhanh chóng. Có 3 phương pháp phổ biến được các mẹ bỉm sữa tìm kiếm nhiều nhất là: Áp dụng các mẹo dân gian, tìm các bài thuốc Đông y và điều trị viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh bằng thuốc Tây.
Mẹo dân gian chữa viêm tai giữa ở trẻ nhỏ
Thông thường khi thấy con bắt đầu có những biểu hiện bệnh lý về tai, các mẹ thường tìm kiếm những mẹo chữa bệnh trong dân gian. Bạn có thể tìm hiểu một số mẹo thông dụng dưới đây.
Xem thêm : Đánh bài tại nhà ngày Tết để giải trí có bị phạt không?
1. Dùng lá hẹ chữa viêm tai giữa cho trẻ nhỏ
Đông y cho biết, lá hẹ tươi giúp thanh nhiệt, nhưng khi nấu chín lại có tính ấm, vị hơi cay và chua. Lúc này chúng có tác dụng ôn trung, tán độc, thông khí…
Lá hẹ tươi được dân gian mách cách dùng như sau:
- Giã nát hoặc xay nhuyễn lá hẹ tươi để chắt lấy nước cốt và nhỏ trực tiếp vào trong tai. Nhỏ 2 – 3 lần mỗi ngày cho đến khi thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm.
- Kết hợp lá hẹ và phèn chua: Hấp lá hẹ đã được cắt khúc cùng với phèn chua để tạo thành dung dịch loãng và nhỏ vào tai. Loại nước cốt này có thể lưu trữ và dùng trong vài ngày. Lưu ý là chỉ nên nhỏ từ 1 đến 3 giọt mỗi ngày tùy theo mức độ viêm nhiễm.
2. Mẹo hay chữa viêm tai giữa bằng lông nhím
Đây là mẹo chữa dân gian được cho là hiệu quả mà cách thực hiện lại vô cùng đơn giản, nhanh chóng. Bắt tay vào thực hiện ngay với 3 bước dưới đây:
- Tìm mua vài sợi lông nhím và làm sạch.
- Đem sao vàng cho khô rồi xay thành bột mịn.
- Thổi bột lông nhím vào tai bằng ống phễu hoặc mảnh giấy.
Áp dụng cách này khoảng 2 – 5 ngày sẽ phát huy tác dụng. Bột lông nhím sẽ giúp hút dịch mủ và tiêu diệt các loại vi khuẩn trong tai, nhanh chóng cải thiện các triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh.
- Dùng lá mơ chữa viêm tai giữa
Không sắc lấy nước uống như các loại cây khác, các chuyên gia trong lĩnh vực y học cổ truyền khuyên bệnh nhân nên:
- Lấy lá mơ lông hơ trên lửa cho nóng.
- Sau đó lá mơ được vò nát và nhét vào bên tai bị viêm nhiễm.
Cách này nên thực hiện vào ban đêm, khi con trẻ đã ngủ. Để qua đêm đến sáng hôm sau đảm bảo mủ sẽ được hút hết ra và giúp trẻ hết đau, ngủ ngon.
Lưu ý rằng đây chỉ là biện pháp tạm thời giúp đẩy lùi triệu chứng bệnh, không nên lạm dụng thay thế cách điều trị chính. Bởi lá mơ có thể hút mủ, giảm đau chứ không tiêu diệt hoàn toàn ổ viêm tồn tại trong tai giữa.
Bên cạnh các mẹo dân gian thì bài thuốc Đông y chữa viêm tai giữa cũng được nhiều bà mẹ trẻ tìm kiếm. Điểm chung của hai phương pháp này là cách làm đơn giản, an toàn với trẻ nhỏ, có thể áp dụng lâu dài mà không lo sợ tác dụng phụ.
Viêm tai giữa ở trẻ – Bài thuốc Đông y an toàn, hiệu quả
Theo Đông y, bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ xuất hiện là do nhiệt độc và phong nhiệt tấn công cơ thể tạo đờm. Do đó, muốn chữa bệnh phải trị tận gốc, giải nhiệt, trừ viêm, khử độc, hồi phục các tổn thương. Có như vậy thì mới đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng điển hình của bệnh cũng như hạn chế tối đa khả năng bệnh tái phát.
Theo đó, cha mẹ có thể tìm đến các nhà thuốc uy tín để tìm mua các bài thuốc Đông y chữa viêm tai giữa. Một số cây thuốc phổ biến, chuyên trị các bệnh về tai mũi họng phải kể đến:
- Cam thảo: Thường được dùng để tiêu trừ các nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, hạ sốt, giảm ngứa ngáy.
- Hoàng bá: Đây là loại dược liệu quý có tác dụng kháng khuẩn, thanh nhiệt, giải độc, hạn chế sự phát triển của các loại vi khuẩn trong tai.
- Đẳng sâm: Có tác dụng tương tự như nhân sâm, bồi bổ cơ thể, điều hòa khí huyết, giảm mệt mỏi,… hồi phục nhanh chóng vết thương tai.
- Phục linh: Còn có tên gọi khác là Vân linh hay Bạch phục linh. Vị thuốc này giúp người bệnh viêm tai giữa tăng cường chức năng miễn dịch, kháng khuẩn, ức chế các tế bào ung nhọt,…
- Đương quy: Đối với bệnh viêm tai giữa, đương quy ức chế các chất gây viêm, tiêu sưng, giảm đau, tăng lưu lượng máu.
- Thục địa: Giúp trừ hen suyễn, tai ù, bổ sung khí huyết làm cho người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Các loại nguyên liệu trên sẽ được phân chia liều lượng hợp lý tùy theo tình trạng bệnh. Đa phần thuốc Đông y sẽ được điều chế dưới dạng sắc nước uống, dễ dàng áp dụng chữa viêm tai giữa ở trẻ con.
Xem thêm : Màu sắc may mắn cho 12 con giáp giúp khai thông tài vận năm 2023
Hầu hết các nguyên liệu của Đông y đều gốm các loại dược liệu lành tính. Chúng tác động sâu vào tạng phủ bị hư tổn để loại trừ tận gốc căn nguyên của bệnh.
Bên cạnh đó, các bài thuốc Đông y cũng có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch để chống chọi với bệnh tật. Đây có thể coi là biện pháp điều trị bệnh toàn diện mà vẫn đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Tây y điều trị viêm tai giữa ở trẻ nhỏ nhanh chóng
Nếu mẹ muốn xóa sạch các triệu chứng viêm tai giữa cho con nhanh chóng thì có thể tìm đến phương pháp này. Tây y bao gồm việc điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc mạnh hơn là dùng thủ thuật can thiệp trong trường hợp bệnh nghiêm trọng.
Trước khi đưa ra phác đồ điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh thích hợp, các bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng lâm sàng và tiến hành khám tai. Căn cứ vào kết quả thăm khám và giai đoạn bệnh, họ tiến hành kê đơn thuốc phù hợp.
Các loại thuốc kê đơn cho trẻ sơ sinh trên 3 tháng tuổi:
- Thuốc kháng sinh đặc trị.
- Thuốc Giảm đau, hạ sốt.
Các loại thuốc này có thể tồn tại ở dạng viên uống, thuốc bột hay thuốc nhỏ tai. Tuy nhiên khi quyết định cho con sử dụng thuốc, cha mẹ nên tìm hiểu trước về các tác dụng phụ của thuốc. Chẳng hạn những ảnh hưởng đến sức khỏe của hệ tiêu hóa, các chức năng gan, thận còn non nớt của trẻ.
Đối với viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi: Chưa đủ khả năng dùng thuốc nên có thể đổi thành tiêm tĩnh mạch.
Trong trường hợp viêm tai giữa đã trở nặng: Trẻ có biểu hiện ứ đọng nhiều dịch mủ hay tổn thương đến màng nhĩ. Các chuyên gia sẽ chỉ định áp dụng phương pháp ngoại khoa như:
- Chích rạch màng nhĩ.
- Vá màng nhĩ.
Đây là hai kĩ thuật được ưu tiên sử dụng hàng đầu. Ngoài ra để tăng hiệu quả điều trị bệnh và tiết kiệm thời gian, bác sĩ chuyên khoa cũng sẽ gợi ý cho cha mẹ kết hợp điều trị bằng Tây y và Đông y. Cụ thể các giai đoạn chữa trị sẽ được tiến hành như sau:
- Chụp cộng hưởng âm thanh nhằm xác định tình trạng cũng như khả năng phục hồi thính lực.
- Điều trị bằng vật lý trị liệu có tác dụng tiêu trừ các nguyên nhân gây bệnh, phục hồi sức nghe ở tai.
- Kết hợp thêm Đông y để kích thích máu tuần hoàn, lưu thông thuận lợi và nhanh chóng phục hồi tổn thương.
Sai lầm thường mắc của cha mẹ khi chăm sóc trẻ viêm tai giữa
Do chưa có kinh nghiệm chăm sóc con hoặc chưa tìm hiểu kĩ các phương thức chữa bệnh chuyên biệt cho trẻ nhỏ nên cha mẹ có thể mắc phải những lỗi sau:
- Chủ quan, chần chừ khi thấy con có các biểu hiện bất thường như sốt, khó chịu, quấy khóc, đau tai,…
- Sử dụng tăm bông y tế lấy ráy tai cho trẻ với suy nghĩ sẽ hút sạch mủ ứ đọng trong tai. Thế nhưng hành động này lại vô tình làm tổn thương da ống tai, đẩy chất dịch mủ vào sâu hơn, làm thủng màng nhĩ, suy giảm sức nghe.
- Tự ý đến các tiệm thuốc Tây mua thuốc nhỏ tai và thuốc uống về cho trẻ. Cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh phản khoa học này làm bong lớp biểu bì bảo vệ trên da ống tai, hạn chế quá trình lành vết thương của tai, làm hẹp ống tai. Thậm chí một số tác dụng phụ trong thuốc nhỏ tai có thể làm tình trạng viêm nhiễm ở tai giữa của trẻ sơ sinh trầm trọng hơn.
Chuyên gia mách cha mẹ những cách phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh
Dù được điều trị khỏi bằng bất kì phương pháp nào cũng sẽ khiến sức khỏe và cuộc sống của con trẻ có ít nhiều ảnh hưởng. Bởi vậy để hạn chế tối đa các bệnh không mong muốn này, cha mẹ nên lưu ý thực hiện tốt các chỉ dẫn sau:
- Luôn đảm bảo môi trường sống khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ. Tránh không để trẻ tiếp xúc với khói bụi, không khí ô nhiễm, hóa chất, lông vật nuôi,…
- Nên cho con bú sữa mẹ để tận dụng tối đa khả năng làm giảm sốt cũng như tăng cường miễn dịch có sẵn trong đó.
- Nên cho trẻ đến khám tại các cơ sở y tế trước khi quyết định phương pháp trị bệnh cho con. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà mà không có chỉ dẫn cụ thể.
- Cho trẻ đi tái khám theo đúng lịch hẹn, để xác định diễn biến của bệnh và có hướng điều chỉnh cách chữa kịp thời nếu cần thiết.
Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và các cách chữa bệnh an toàn, hiệu quả là kiến thức mà bất kỳ cha mẹ nào cũng cần nắm rõ. Hy vọng với những thông tin bổ ích mà bài viết chia sẻ sẽ giúp quý cha mẹ hoàn thiện hơn kỹ năng chăm sóc con khôn lớn khỏe mạnh.
ĐỪNG BỎ LỠ:
- Top 7 thuốc nhỏ viêm tai giữa cho trẻ em tốt nhất
- Khám viêm tai giữa cho trẻ ở đâu tốt nhất?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp