Lòng yêu nước chân chính
- Giờ làm việc của Bảo hiểm xã hội trong tuần? Cơ quan Bảo hiểm xã hội có làm việc thứ 7 không?
- 1 quả trứng vịt lộn bao nhiêu calo? Ăn trứng vịt lộn có tăng cân không?
- 4 nhóm người không nên uống hoa đu đủ đực ngâm mật ong
- Quy trình 5 bước quy hoạch cán bộ cấp xã
- Cung Bạch Dương Hợp Với Cung Nào? Bật Mí Tính Cách “nửa Kia” Của Bạch Dương
Ở nước ta, lòng yêu nước đã được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Có thể nói, nước ta là một trong những quốc gia, trong hàng ngàn năm lịch sử có nhiều cuộc chiến chống giặc ngoại xâm nhất thế giới và nhân dân ta chưa bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù xâm lược. Vì thế lòng yêu nước của nhân dân ta đã được tôi luyện, thử thách, gắn kết vững bền với vận mệnh quốc gia dân tộc.
Bạn đang xem: Bài 5: Thể hiện lòng yêu nước như thế nào cho đúng?
Bác Hồ nói:“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
Từ khi có Đảng và sau Cách mạng tháng 8/1945, lòng yêu nước của nhân dân ta gắn liền với yêu Đảng, yêu chế độ. Qua hơn nửa thế kỷ đấu tranh dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng cùng với đội ngũ đảng viên, đa số là những người có đức, có tài đã hy sinh cống hiến hết mình vì nước, vì dân nên tình yêu đảng, yêu chế độ, yêu nước quyện chặt làm một và trở thành động lực cống hiến của mọi người dân, tạo thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc.
Tuy nhiên, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong Đảng và bộ máy nhà nước xuất hiện ngày càng nhiều cán bộ, đảng viên suy thoái, tha hoá, làm cho nhiều hoat động của các cơ quan công quyền bị chi phối bởi “tư duy nhiệm kỳ” gắn với sự phát triển “lợi ích nhóm”. Đây là một trong những nguyên nhân chính, làm sai lệch, xói mòn bản chất của Đảng và Nhà nước – một nguyên nhân trực tiếp làm trở ngại, hạn chế hiệu quả thực hiện các nghị quyết của Đảng, làm cho niềm tin của nhân dân ta bị chao đảo, tâm trạng xã hội diễn biến phức tạp, bộc lộ nhiều dấu hiệu rất đáng lo ngại. Có một bộ phận người dân giờ đây nhận thức các vấn đề nhạy cảm thường theo tâm lý đám đông, đôi khi còn bị cuốn hút theo tin giả của mạng xã hội. Còn nhiều cán bộ tâm huyết, tận tụy cống hiến, nhưng sự ghi nhận của xã hội, của người dân cũng bị mờ nhạt. Giờ đây quan chức là người tốt, liêm chính, tử tể cũng không được người dân tin tưởng như trước. Niềm tin còn bị “vấy bẩn” ở cả những chốn công đường vốn sáng ngời bản chất vị dân và những “ không gian” vốn trong sạch nhất của thượng tầng kiến trúc.
Chúng ta đang sống trong một xã hội mặc dù vừa qua có những cuộc gây rối diễn ra ở vài nơi, nhưng về cơ bản xã hội ta không bất ổn về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, mà đang có vẻ “bất ổn” về đời sống tư tưởng, tâm lý, tình cảm của các tầng lớp nhân dân. Nhiều giá trị trong đời sống cũng bị biến thái, đảo chiều, bất công xã hội không giảm.
Chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm trực tuyến: “Nhận diện suy thoái và “tự chuyển hóa” qua báo chí truyền thông” năm 2017. Ảnh: TL
Trong Đảng, mặc dù đã được nhận diện và có chủ trương biện pháp để chống “tự diễn biến, tự chuyển hoá” nhưng xem ra cuộc chiến này diễn ra vô cùng phức tạp. Việc phân loại đảng viên “tự diễn biến, tự chuyển hoá” trong thực tiễn những nơi nội bộ có nhiều phức tạp, như là sự đánh đố tổ chức Đảng. Người còn tư chất đảng viên có khi sốt ruột vì sự sống còn của Đảng, bức xúc phát ngôn đôi khi lại bị quy chụp là “tự chuyển hoá”.
Ngược lại, có người mất hẳn niềm tin vào Đảng, lo vun vén cá nhân, im lặng trước thời cuộc có khi lại được tổ chức Đảng bảo vệ “an toàn”. Cũng còn một số đảng viên đang ngày đêm bảo vệ lợi ích nhóm, đục khoét, bòn rút của công, làm suy thoái đạo đức, lối sống, tha hoá quyền lực, làm suy yếu Đảng và chế độ chưa bị phát hiện lên án kịp thời. Có một bộ phận cán bộ công chức, trước những đòn tấn công mạnh mẽ của cuộc chiến chống “giặc nội xâm”, trước những “quả bom” dội vào các đại án tham nhũng, họ đang nằm im, chờ thời, không làm gì,hoặc chỉ làm một phần chức trách nhiệm vụ. Họ gia nhập vào đội ngũ “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”.
Có khi họ lại là những người nói nhiều về quyết tâm của Đảng chống “tự diễn biến, tự chuyển hoá” trong các cuộc họp tập thể. Tính trung thực với Đảng của họ từ lâu đã không còn. Thậm chí, có nơi họ còn tìm cách “bao vây” những đảng viên dũng cảm đưa ra những quan điểm, những phản biện tích cực để góp phần hiện thực hoá các nghị quyết của Đảng. Thường họ là những kẻ cơ hội, động cơ thiếu trong sáng, họ tìm cách xuyên tạc, bóp méo, báo cáo, phản ánh, rỉ tai làm nhiễu thông tin về những chính kiến của những đảng viên có tâm huyết, có năng lực đến các cấp lãnh đạo của Đảng.
Thời kỳ Bà Trưng, Bà Triệu đã nổi tiếng với hình tượng người phụ nữ đánh giặc ngoại xâm. Ảnh: TL
Lòng yêu nước của nhân dân bị phân hoá
Biểu hiện thứ nhất: Một bộ phận lớn nhân dân yêu nước gắn liền, quyện chặt với yêu Đảng và yêu chế độ. Tình yêu nước, yêu Đảng, yêu chế độ của họ thống nhất giữa nhận thức và hành động. Trong bộ phận này, có một bộ phận thống nhất cao với đường lối nghị quyết của Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
Bộ phận khác vẫn tin tưởng vào tính mục đích của đường lối, Nghị quyết của Đảng, nhưng hoài nghi về tính khả thi thực hiện nghị quyết. Vì họ cho rằng, Đảng ta có một số nghị quyết thực hiện không mấy thành công. Họ cho rằng, sự yếu kém trong quản lý nhà nước, quản trị quốc gia, sự suy thoái trong bộ máy sẽ không giải quyết được tận gốc nếu không thay đổi phương thức lãnh đạo của đảng. Khi nào xã hội thực sự dân chủ, người có đức tài được trọng dụng, quyền lực được kiểm soát thì các nguy cơ, quốc nạn, vấn nạn mới được đẩy lùi và mới có niềm tin xoá bỏ.
Biểu hiện thứ hai: Một bộ phận lớn nhân dân, về mặt tư tưởng, tình cảm họ vẫn yêu nước, yêu Đảng, yêu chế độ, nhưng tư tưởng, tâm lý và hành động không thống nhất. Họ nói một đường làm một nẻo. Việc làm của họ thường chống lại hoặc làm biến thái các nghị quyết, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Họ thừa nhận và coi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm là chuyện bình thường. Họ không ghét quan tham. Họ cổ xuý cho việc “chạy” để có vị trí, có quyền lực trong xã hội. Con cháu của họ trưởng thành họ đều dùng tiền để lo lót bảo đảm cuộc sống ổn định, vương giả, có vị trí trong xã hội.
Xem thêm : Thuốc 7 màu Silkron: Công dụng, cách dùng và lưu ý
Ảnh minh họa
Trong cuộc sống, họ chỉ lo tâp trung kiếm được nhiều tiền để lo cho gia đình và cá nhân. Người có chức vụ, có quyền lực thì sử dụng quyền lực để tham nhũng. Người không có chức vụ, không có quyền lực thì chấp nhận dùng tiền để chi phối quyền lực như là một lẽ đương nhiên. Họ thiếu quan tâm, thiếu chính kiến thời cuộc. Việc làm của họ đồng nghĩa với việc phá hoại, chống lại Đảng, chế độ, lòng yêu nước của họ đã bị tha hoá.
Biểu hiện thứ ba: Một bộ phận không nhiều, tình yêu nước không thay đổi, nhưng họ ngán ngẩm và chán nản đối với xã hội mà họ đang sống. Họ vừa không chấp nhận các âm mưu chống Đảng, chống nhà nước, không hài lòng với chế độ. Họ mất phương hướng, họ thường xuyên ca ngợi cuộc sống các nước tư bản. Vì họ thấy xã hội ta có nhiều cán bộ, đảng viên nói mà không làm, hoặc nói một đường làm một nẻo. Họ nghĩ rằng, chế độ này tạo đất sống cho sự giả dối. Trong số này có nhiều người có điều kiện đã định cư hoặc chuẩn bị định cư ở nước ngoài.
Biểu hiện thứ tư: Có một bộ phận nhỏ người Việt Nam thiếu lòng yêu nước, thâm thù với chế độ đã có những hành động tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá làm rối loạn xã hội. Bộ phận này tìm cách lôi kéo những người dân yếu thế bị oan trái, lôi kéo những người thuộc biểu hiện thứ ba như nêu ở trên. Biểu hiện này sẽ góp phần tạo ra hiểm hoạ của giặc ngoại xâm.
Có thể nói, trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam có lúc thịnh lúc suy, vận nước lúc lên lúc xuống. Bên cạnh sự ổn định về dòng máu lạc hồng, khí phách kiên cường bất khuất, bản lĩnh anh hùng của một dân tộc được thử thách, hun đúc qua hàng nghìn năm chinh chiến để giữ gìn non sông bờ cõi, thì ở bất kỳ kỷ nguyên nào, thế kỷ nào cũng có những thời đoạn chúng ta phải đối mặt với những vấn đề xung đột, nhức nhối, thậm chí là sự bi thảm trong nội tình đất nước mà biểu hiện ở mỗi thời một khác.
Ở thời đại ngày nay, trong gần một thế kỷ trôi qua, có những lúc vận mệnh đất nước “ngàn cân treo sợi tóc” và có những cuộc chiến không cân sức, tưởng chừng dân tộc ta không thể thắng nổi những thế lực ngoại bang hùng mạnh, nhưng nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Hồ Chủ tịch, nhờ có truyền thống yêu nước tạo thành sức mạnh đoàn kết thống nhất của toàn dân tộc, nhờ có chính quyền hoạt động đúng với bản chất do dân, của dân và vì dân, nhờ có ý Đảng, lòng dân quyện chặt làm một mà dân tộc ta đã làm nên những huyền thoại, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, giành độc lập cho tổ quốc, thống nhất non sông, đưa dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ lầm than trở thành những công dân ở một đất nước đầy niềm kiêu hãnh và tự hào.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện khát vọng vươn lên để sánh vai với các cường quốc năm châu, bên cạnh những thành quả to lớn do biến đổi cách mạng và sự nghiệp đổi mới mang lại, đất nước đang đối mặt với sự suy thoái, tha hoá về đạo đức, lối sống, rối loạn về kỷ cương.
Nhận rõ sự nguy hiểm khôn lường của giặc bên trong, Đảng ta đã có nhiều Nghị quyết, có thêm những “liều thuốc” mới để tấn công vào dinh lũy của những khối “ung nhọt” ác tính nằm ngay trong hệ thống chính trị. Những khối “ung nhọt” này chưa được phẫu thuật, chưa được cắt bỏ, chưa được chữa trị đúng trình độ chuyên môn cao đã đánh sập niềm tin, gây hoài nghi của dân chúng về sự đúng đắn của con đường mà Đảng, Bác Hồ, nhân dân ta dã lựa chọn.
Thành công bước đầu trong cuộc chiến chống tham nhũng trong thời gian gần đây là đột phá lớn, gây hiệu ứng xã hội mạnh, hiệu triệu được hàng triệu trái tim người Việt Nam yêu nước tham gia chống “giặc nội xâm” do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tổng chỉ huy cuộc chiến.
Tuy nhiên, nhìn nhận toàn diện hiện tình đất nước, hiện thời trong xã hội ta,những cấu trúc, cơ chế đang vận hành có nhiều chuyện không giống các nước khác. Tàn dư tâm lý của chế độ phong kiến vẫn đang đeo bám trong thực thi quyền lực nhà nước. Chúng ta vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường nhưng thiếu sự minh bạch. Con đường đi lên của nước ta là CNXH nhưng dân chủ, công bằng đang bị biến thái phức tạp. Chúng ta tuyên bố xây dựng nhà nước pháp quyền từ hơn 30 năm trước, nhưng nhiều hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành xã hội vẫn theo thói quen của chế độ tập quyền.
Hiện nay, chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề đang làm cho tính nghiêm trọng của dao động niềm tin tăng lên. Trong đó, có hai vấn đề chung, rất hệ trọng, đó là: Hiểm hoạ giặc ngoại xâm và tính nguy hiểm của “giặc nội xâm”
Trước thực cảnh đất nước như trên, chúng ta cần thể hiện lòng yêu nước của mình như thế nào? Đây là câu hỏi mà mọi ngành, mọi cấp, mọi nhà, mọi người phải có nhận thức thống nhất.
Đối với hiểm hoạ giặc ngoại xâm
Nói hiểm hoạ ngoại xâm có nghĩa là nguy cơ, là sự đe doạ độc lập chủ quyền của quốc gia. Hành động xâm lược, thôn tính nước ta bằng chiến tranh bom đạn, bằng phương thức tranh đoạt từ những “cuộc chiến” bằng công nghệ, bằng kinh tế, bằng văn hoá có thể xảy ra trong tương lai. Hiểm hoạ giặc ngoại xâm do ai gây nên và đến từ đâu? Câu hỏi này phải được trả lời trước khi chưa xảy ra hành động xâm lược của kẻ thù, hoặc mới chỉ là những dấu hiệu của ý đồ đối phương, bằng sự tổng hợp, phân tích, nhận định tình hình một cách khách quan, khoa học.
Không làm tổn hại đến tình hữu nghị với các nước mà Đảng và nhân dân ta đã dày công vun đắp
Là người Việt Nam yêu nước, trước hiểm hoạ của giặc ngoại xâm, trước hết các tầng lớp nhân dân ta ở trong nước, kiều bào ta ở nước ngoài cần tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước đối với xây dựng đường lối, chiến lược và triển khai nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới.
Dân tộc Việt Nam ta đã có hàng ngàn năm lịch sử oanh liệt, vẻ vang trong chống giặc ngoại xâm. Kế thừa truyền thống quý báu của tổ tiên ta, ông cha ta, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta có đủ tinh thần, nghị lực, trí tuệ và kinh nghiệm phòng chống giặc ngoại xâm.
Xem thêm : Những trường hợp bắt buộc đổi sang CCCD gắn chíp
Cùng với sự tin tưởng nói trên, cần phải nhận thức đầy đủ và sâu sắc về đường lối, chiến lược bảo vệ Tổ quốc của Đảng. Nhất là phải nhận thức sâu sự xác định của Đảng về đối tượng, đối tác, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa đối tượng và đối tác. Đồng thời phải thấm nhuần quan điểm vừa hợp tác vừa đấu tranh.
Chúng ta tin tưởng Đảng ta có đủ bản lĩnh duy trì môi trường hoà bình ổn định, hoá giải nhằm hạn chế tối đa những mầm mống xảy ra xung đột, chiến tranh, đồng thời cũng đủ bản lĩnh, kinh nghiệm để lãnh đạo điều hành để bảo vệ độc lập chủ quyền của Tổ quốc.
Mỗi người dân cần có trách nhiệm vừa cảnh giác với âm mưu của các thế lực thù địch, vừa góp phần xây dựng tình hữu nghị theo tinh thần Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước. Đặc biệt phải tăng cường tình đoàn kết hữu nghị với nhân dân các nước láng giềng. Không có những phát ngôn và hành động đi ngược lại tình cảm quốc tế mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã dày công vun đắp.
Đối với “giặc nội xâm“
Nhận diện “giặc nội xâm” và phòng chống quyết liệt. Ảnh: TL
Lê-nin nói: “Không có kẻ thù nào, dù là hung bạo nhất, có thể chiến thắng được những người cộng sản, ngoại trừ chính họ tự tan rã, chính những lỗi lầm của họ và họ không kịp sửa chữa”.
Vì vậy, “giặc nội xâm” là thứ giặc vô cùng nguy hiểm. Chống “giặc nội xâm” là phải chống thường xuyên, liên tục, kiên trì với những cách đánh linh hoạt sáng tạo,lấy mục tiêu toàn cục, mục tiêu cuối cùng để đề ra “binh pháp” phù hợp. Dù có bỏ tù được hàng vạn quan tham, nếu không đổi mới thì mục tiêu cuối cùng cũng không thể thành công. Vì vậy, chúng ta không chủ quan, nóng vội tấn công vào “dinh luỹ” “ thành trì” khi môi trường, hoàn cảnh chưa thuận lợi và không kéo dài lê thê xử lý những vụ việc đã rõ, làm những việc đã chín. Chỉ huy cuộc chiến phải bao quát tình hình chung, việc làm trước, làm sau, chưa làm, không làm phải tính toán cân nhắc cẩn trọng. Cần kết hợp việc chống “giặc nội xâm” với đổi mới thể chế để trong bộ máy khi diệt trừ được “sâu bọ” thì phải có môi trường thuận lợi, để “chim chích” sống, tiếp tục tìm diệt, ngăn chặn sâu bọ sinh sôi trở lại.
Để đưa cuộc chiến chống “giặc nội xâm” đến thắng lợi cuối cùng, là người dân yêu nước chúng ta cần phải làm gì ?
Một là, trước hết phải tin tưởng vào thắng lợi của cuộc chiến, thường xuyên tuyền truyền, cổ vũ động viên những chiến công. Mặt khác phải tham gia tạo được các luồng dư luận tích cực để các cơ quan, lực lượng chức năng trực tiếp tham gia giải quyết, xử lý các vụ việc, vấn đề đạt được hiệu quả cao nhất.
Hai là, thường xuyên phát hiện tố giác, tố cáo tội phạm tham nhũng, tội bao che cho tham nhũng, ngăn cản phòng chống tham nhũng. Đề cao vai trò của báo chí truyền thông, qua đó tạo nên phong trào sôi động trong phòng chống tham nhũng lãng phí.
Ba là, người yêu nước không tham nhũng với lãng phí, không tiếp tay bao che cho tham nhũng, lãng phí.
Bốn là, nâng cao cảnh giác với các thủ đoạn của bọn tham nhũng. Khi tham gia phòng chống tham nhũng cần phải có ý thức tự bảo vệ mình và bảo vệ những đồng bào, đồng chí tham gia cuộc chiến này. Trong đó bảo vệ tính mạng, bảo vệ tài liệu chứng cứ, bảo vệ sự trong sáng cho đồng chí phải đặt lên hàng đầu.
Năm là, tích cực phản biện, có những bài viết sâu, xác định rõ nguyên nhân, gốc rễ và thực trạng của “giặc nội xâm”, nhằm cung cấp thông tin cho Đảng, Nhà nước, người chỉ huy cuộc chiến có thêm nhiều thông tin để có những chỉ đạo sáng suốt, không vì chống “giặc nội xâm” để mâu thuẫn nội bộ trở nên sâu sắc và cũng không vì chống “giặc nội xâm” mà hoạt động trong bộ máy bị ngưng trệ, đình đốn, và cũng không vì chống “giặc nội xâm” mà làm tăng nguy cơ hiểm hoạ ngoại xâm. Chính vì vậy,những người yêu nước trong lúc này phải hiến kế nhiều giải pháp để hoá giải được tình hình, làm cho Đảng ta, chế độ ta đứng vững và mạnh lên nhờ vào kết quả chống “giặc nội xâm”, loại trừ hiểm hoạ ngoại xâm, xây dựng chính phủ kiến tạo phục vụ trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền.
Một số bài báo phản biện về công tác xây dựng Đảng và bộ máy nhà nước hiên nay
Đảng, Nhà nước tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Trước hết, trong điều kiện cho phép nghiên cứu sửa đổi Luật bầu cử, Luật đất đai, Luật ngân sách, Luật tổ chức Quốc hội, Chính phủ … nhằm xây dựng xã hội thực sự dân chủ để kiểm soát được quyền lực và thu hút người có đức tài vào hoạt động, cống hiến trong hệ thống chính trị đủ sức xây dựng và thực hiện nhà nước pháp quyền do dân, của dân và vì dân. Đồng thời triệt để đổi mới về kinh tế, tạo mọi điều kiện để hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi, các loại hình kinh tế hoạt động minh bạch theo pháp luật; Xoá bỏ doanh nghiệp “sân sau”, cơ chế xin cho, chạy dự án, thủ tục đấu thầu kiểu quân xanh như lâu nay.
Theo Nguyễn Hòa Văn/nguoilambao
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp