Trong khi chuẩn bị bản Luận cương (tại nhà số 7 phố Giăng Xôle (Jean Soler), nay là số nhà 90 phố Thợ Nhuộm, Hà Nội), đồng chí Trần Phú đã vận dụng nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, kinh nghiệm phong trào cộng sản quốc tế và Đề cương cách mạng thuộc địa của Quốc tế Cộng sản; kết hợp với việc đi khảo sát thực tế phong trào công nhân và nông dân ở Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, đồng thời dựa trên ý kiến của Ban Thường vụ Trung ương lâm thời. Sau một quá trình làm việc miệt mài, nghiêm túc, đồng chí Trần Phú viết ra Dự thảo Luận cương chính trị của Đảng.
Dự thảo Luận cương được Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ở Hồng Kông tháng 10- 1930 thông qua.
Bạn đang xem: Luận cương chánh trị của Đảng Cộng sản Đông Dương
Luận cương chính trị của Đảng (thường gọi là Luận cương cách mạng tư sản dân quyền) gồm ba phần:
1.Tình hình thế giới và cách mạng Đông Dương.
2. Những đặc điểm về tình hình ở Đông Dương.
3. Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương.
Trên cơ sở phân tích một cách khoa học tình hình thế giới và Đông Dương, Luận cương chính trị nêu rõ tính chất của cuộc cách mạng ở Đông Dương là cách mạng tư sản dân quyền.
Xem thêm : Thù lù đực là rau dại ăn ngon miệng, hỗ trợ chữa bệnh, nhưng cây có độc cần hết sức tránh điều này
Cách mạng tư sản dân quyền là “thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng”, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa. Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là đánh đổ đế quốc Pháp, giành độc lập dân tộc và đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, đem lại ruộng đất cho nông dân. Hai nhiệm vụ ấy có quan hệ khăng khít với nhau.
“Trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền, vô sản giai cấp và nông dân là hai động lực chánh, nhưng vô sản có cầm quyền lãnh đạo thì cách mạng mới thắng lợi được”.
Luận cương cũng phân tích rõ vai trò địa vị của mỗi giai cấp:
Đối với các đảng phái quốc gia cải lương, Đảng phải kiên quyết vạch trần tính chất nguy hiểm, lừa gạt và phá hoại phong trào cách mạng công nông. Đối với các đảng phái tiểu tư sản, Đảng có thể tạm thời hợp tác, với điều kiện là họ phải thật sự chống đế quốc, không ngăn trở công tác tuyên truyền cộng sản trong công nông, Đảng phải luôn giữ tính chất độc lập về tuyên truyền và tổ chức của mình và phê phán tính do dự của họ. Luận cương chính trị khẳng định, cách mạng Đông Dương phải có một Đảng Cộng sản vững mạnh lãnh đạo.
“Điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cuộc cách mạng ở Đông Dương là cần phải có một Đảng Cộng sản có một đường chánh trị đúng, có kỷ luật tập trung mật thiết liên lạc với quần chúng, và từng trải tranh đấu mà trưởng thành. Đảng là đội tiền phong của vô sản giai cấp lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc mà đại biểu quyền lợi chánh và lâu dài, chung cho cả giai cấp vô sản ở Đông Dương, và lãnh đạo vô sản giai cấp Đông Dương ra tranh đấu để đạt được mục đích cuối cùng của vô sản là chủ nghĩa cộng sản”.
Luận cương còn chỉ rõ: muốn giành được thắng lợi Đảng phải thu phục được đông đảo quần chúng lao động bằng cách tổ chức ra các đoàn thể cách mạng như Công hội, Nông hội…
Ngoài những vấn đề về đường lối chiến lược, Luận cương đã vạch ra những vấn đề hình thức và phương pháp cách mạng. Luận cương chỉ rõ khi chưa có tình thế cách mạng, phải đặt khẩu hiệu “phần ít” như tăng cường giảm giờ làm, chống thuế… qua cuộc đấu tranh hàng ngày giáo dục cho quần chúng ý thức đánh đổ đế quốc giành độc lập, đánh đổ phong kiến giành ruộng đất cho dân cày.
Xem thêm : Hướng dẫn thủ tục xin giấy xác nhận độc thân (Mới nhất 2024)
Nhiệm vụ của Đảng là “phải lấy những sự nhu yếu hằng ngày làm bước đầu mà dắt vô sản giai cấp và dân cày ra chiến trường cách mạng”.
Về thời cơ khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, Luận cương viết: “Đến lúc sức cách mạng lên rất mạnh, giai cấp thống trị đã rung động, các giai cấp đứng giữa đã muốn bỏ về phe cách mạng, quần chúng công nông thì sôi nổi cách mạng, quyết hy sanh phấn đấu, thì Đảng phải lập tức lãnh đạo quần chúng để đánh đổ chánh phủ của địch nhân và giành lấy chánh quyền cho công nông”.
Về phương pháp cách mạng, Luận cương cho rằng khởi nghĩa “không phải là một việc thường, chẳng những là theo hình thế trực tiếp cách mạng, mà lại theo khuôn phép nhà binh… Trong khi không có tình thế trực tiếp cách mạng cũng cứ kịch liệt tranh đấu; nhưng kịch liệt tranh đấu ấy không phải là để tổ chức những cuộc manh động, hoặc là võ trang bạo động quá sớm, mà cốt là để suy động đại quần chúng ra thị oai, biểu tình bãi công, v.v., để dự bị họ về cuộc võ trang bạo động sau này”.
Luận cương cũng nhắc nhở nguy cơ chiến tranh đế quốc ngày càng gần, cho nên phải làm cho khẩu hiệu chống chiến tranh đế quốc ăn sâu trong quần chúng như khẩu hiệu “đổi chiến tranh đế quốc ra chiến tranh cách mạng”, “phản đối binh bị”…; đồng thời tăng cường công tác vận động binh lính địch, tổ chức tự vệ của công nông.
Cuối cùng, Luận cương chánh trị của Đảng chỉ rõ: cách mạng Đông Dương là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới.
Luận cương chính trị năm 1930 của Đảng đã đóng góp quan trọng vào kho tàng lý luận của cách mạng Việt Nam, vạch ra con đường đi lên của cách mạng nước ta. Song, Luận cương còn một số mặt hạn chế, không nêu ra được mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp, từ đó không nêu được nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu. Do vậy, chưa phát huy đầy đủ vị trí của yếu tố dân tộc, chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của Mặt trận dân tộc thống nhất trong việc đoàn kết các lực lượng yêu nước. Luận cương chưa đánh giá đúng khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, tinh thần yêu nước của tư bản dân tộc và một bộ phận địa chủ nhỏ.
Xem thêm tài liệu tham khảo TẠI ĐÂY
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp